Lý do khiến hàng loạt bác sĩ ở Đắk Lắk nghỉ việc

(PLO)- Từ năm 2021 đến nay, tại Đắk Lắk đã có đến 100 viên chức y tế xin thôi việc, trong đó có 62 bác sĩ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, thông tin từ Sở Y tế cho biết, tính từ đầu tháng 1-2021 đến cuối tháng 6-2022, toàn ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk có đến 100 viên chức y tế xin thôi việc, trong đó có 62 bác sĩ.

Hàng chục bác sĩ nghỉ việc, thôi việc

Đối với số lượng bác sĩ thôi việc, đa số là các bác sĩ có trình độ sau đại học, làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung tâm y tế tuyến huyện là những nhân lực y tế chất lượng, có nhiều kinh nghiệm công tác.

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên hơn một năm qua đã có hàng chục bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc. Ảnh QN

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên hơn một năm qua đã có hàng chục bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc. Ảnh QN

Theo lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk, nguyên nhân dẫn đến việc nhiều viên chức xin thôi việc, bỏ việc vì chính sách về tiền lương, chế độ phụ cấp chưa tương xứng với khối lượng, môi trường, điều kiện làm việc.

Điều này đã có tác động, ảnh hưởng đến việc duy trì, ổn định nguồn nhân lực đối với các đơn vị sự nghiệp khi thực hiện cơ chế tự chủ, các đơn vị thuộc lĩnh vực y tế dự phòng và y tế tuyến cơ sở.

Ngoài ra, chính sách đãi ngộ đối với viên chức y tế đã có nhưng chưa tạo ra sự khác biệt lớn để khuyến khích cán bộ y tế về làm việc tại tuyến cơ sở.

Một trong các nguyên nhân khác là việc quá tải công việc, quá tải bệnh nhân, ảnh hưởng dịch COVID-19, môi trường làm việc áp lực… trong khi đó, chế độ tiền lương hưởng theo chức danh nghề nghiệp và các chế độ phụ cấp khác tính theo mức lương tối thiểu chung vẫn còn rất thấp, chưa tương xứng so với công việc đảm nhiệm, vị trí công tác.

Hơn nữa, bên cạnh những khó khăn nói trên, việc thu nhập thấp chưa thực sự làm cho bác sĩ yên tâm công tác lâu dài, dẫn đến tình trạng có nhiều bác sĩ xin thôi việc để chuyển công tác đến cơ sở y tế tư nhân, nơi có mức thu nhập tiền lương cao hơn.

Nhân lực làm công tác đấu thầu thuốc tại các cơ sở vừa thiếu vừa yếu. Số nhân lực này không phải chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo. Hành lang pháp lý của công tác đấu thầu thuốc chưa rõ ràng và kịp thời nên nhân lực làm công tác đấu thầu hết sức hoang mang lo lắng.

Trước đó, trao đổi với PLO về vấn đề này, ông Nguyễn Đại Phong, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết từ năm 2019 tại bệnh viện đã xuất hiện tình trạng bác sĩ, nhân viên y tế xin nghỉ việc. Trong thời gian từ đó đến nay, ông đã có nhiều công văn gửi đến các cơ quan ban ngành để tìm kiếm giải pháp, tuy nhiên vẫn chưa có gì tiến triển.

Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, Ngoài lý do lương thấp, nhiều trường hợp rời bệnh viện vì nơi làm việc khá xa trung tâm, thời gian làm việc nhiều (thời điểm dịch COVID-19, hầu như đội ngũ y tế làm việc 24/24 giờ), áp lực công việc cao…Chỉ tính từ năm 2021 đến nay, tại bệnh viện đã có hơn 70 cán bộ, nhân viên y tế xin nghỉ việc.

Cần có sự đãi ngộ tương xứng

Cũng theo ông Phong, cần có cơ chế trả lương riêng cũng như chính sách thu hút các y, bác sĩ vì hiện một số tỉnh, thành đã có cơ chế này. Một thực trạng hiện nay là nhiều trường hợp được nhà nước cấp kinh phí đi đào tạo nhưng khi trở về họ tìm một chỗ làm mới, sẵn sàng hoàn trả học phí đào tạo. Chính vì vậy, cần phải có một chính sách đãi ngộ tương xứng với y, bác sĩ để họ có thể yên tâm công tác.

Về việc có cơ chế trả lương riêng cho đội ngũ y, bác sĩ, ông Phong phân tích: Để trở thành một bác sĩ, họ phải học sáu năm đại học, thêm 18 tháng thực hành đa khoa rồi mới tới chuyên khoa để được cấp chứng chỉ hành nghề. Trong khi đó, một cử nhân ngành khác chỉ cần bốn năm đại học đã có thể đi làm. Tuy nhiên lương một bác sĩ mới ra trường cũng chỉ bằng một cử nhân.

Cũng theo ông Phong, các y, bác sĩ cũng như đội ngũ nhân viên y tế phải thường xuyên làm việc trong môi trường áp lực cao, thời gian làm việc liên tục, nhất là trong giai đoạn dịch COVID-19 xảy ra trong thời gian gần đây. Do đó, UBND tỉnh cũng như các bộ ngành cần điều chỉnh, đưa ra một cơ chế phù hợp, với sự đãi ngộ tốt để giữ chân đội ngũ y, bác sĩ.

Còn theo lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk, sở đã liên tiếp có nhiều kiến nghị, để xuất đối với UBND tỉnh, Bộ Y tế về các chính sách cũng như chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực của ngành, để giảm thiểu tình trạng y, bác sĩ ở các cơ sở công lập bỏ việc, nghỉ việc.

Cụ thể, Sở Y tế Đắk Lắk đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét và ban hành chính sách tiền lương đặc thù cho đối tượng viên chức là bác sĩ và các nhân viên y tế khác; chính sách thu hút, ưu đãi hỗ trợ đối với cán bộ y tế công tác ở lĩnh vực y tế dự phòng tại tuyến y tế cơ sở.

Ngoài ra, lãnh đạo sở này cũng kiến nghị Bộ Y tế sớm trình Chính phủ sửa đổi, ban hành quy định phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

Tại buổi làm việc mới đây của đoàn công tác của Bộ Y tế với UBND tỉnh Đắk Lắk, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cùng ngành Y tế cần phân tích rõ nguyên nhân khiến y, bác sĩ công tác ở các bệnh viện công lập xin nghỉ việc, chuẩn bị nguồn nhân lực dài hạn cho ngành y tế từ tỉnh đến cơ sở.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

(PLO)- Hơn 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin tại Lễ mít tinh và đi bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới diễn ra tại TP.HCM ngày 16-3.