Theo đó, danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu gồm:
- Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
- Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy photo copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
- Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
- Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại chín chỗ trở xuống, xe mô tô, xe máy.
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với nhóm phương tiện GTVT (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới) được quy định như sau:
- Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với: Xe mô tô, xe máy đến hết 31-12-2019; xe ô tô con loại trên bảy chỗ đến chín chỗ đến hết ngày 31-12-2017;
- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe mô tô, xe máy từ ngày 1-1-2020; xe ô tô con loại bảy chỗ trở xuống; xe ô tô con trên bảy chỗ đến chín chỗ từ ngày 1-1-2018.
Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy tính xách tay đến hết ngày 31-12-2019; dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với máy tính xách tay từ ngày 1-1-2020...
Các cá nhân, tổ chức không được nhập khẩu, sản xuất và lưu thông loại đèn tròn (đèn sợi đốt) có công suất lớn hơn 60 W; không được phép nhập khẩu và sản xuất máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy photocopy, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, động cơ điện… có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.