Động thái này có thể giúp thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ khi Trung Quốc tăng cường các hoạt động vũ trang dưới đáy biển.
Mỹ và Ấn Độ đều lo ngại Trung Quốc
Cả Mỹ và Ấn Độ đều lo ngại về tham vọng của hải quân Trung Quốc. Trung Quốc đang thể hiện rõ lập trường ngày càng quyết đoán ở biển Đông và thách thức Ấn Độ ở Ấn Độ Dương.
Ấn Độ đã dần ngả sang phía Mỹ, đồng ý chia sẻ căn cứ quân sự với Mỹ vào tháng trước để có được công nghệ vũ khí, giúp thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc.
Lực lượng hải quân hai bên sẽ hội đàm về tác chiến chống ngầm (ASW). Đây là một lĩnh vực công nghệ quân sự nhạy cảm với chiến thuật được tổ chức chặt chẽ, chỉ được các đồng minh chia sẻ với nhau.
"Những cam kết cơ bản này sẽ là nền tảng cho mối quan hệ hải quân lâu dài giữa hai bên. Chúng tôi hy vọng sẽ ngày càng phát triển khả năng tác chiến chống ngầm" - một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Các quan chức hải quân Ấn Độ cho biết đã nhìn thấy tàu ngầm Trung Quốc trung bình bốn lần trong ba tháng.
Một số tàu ngầm được thấy gần đảo Andamans và Nicobar, gần eo biển Malacca. Có hơn 80% nguồn nhiên liệu của Trung Quốc được vận chuyển qua eo biển này.
Ấn Độ và Mỹ đã tiến hành tập trận hải quân chung, sử dụng phiên bản mới của chiếc máy bay P-8 khiến việc chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn khi tiến hành hoạt động theo dõi tàu ngầm có độ nhạy cao.
P-8 là vũ khí săn tàu ngầm tiên tiến nhất của Mỹ, được trang bị cảm biến có thể theo dõi và xác định các tàu ngầm bằng sóng siêu âm và các phương tiện khác.
Một nguồn tin từ hải quân Ấn Độ cho biết trọng tâm của những lần tập trận chung tiếp theo sẽ là tác chiến chống ngầm diễn ra trong vùng biển phía bắc Philippines vào tháng 6.
Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Mỹ được cho là đang theo dõi tàu ngầm Trung Quốc ở phía tây Thái Bình Dương, cũng sẽ tham gia vào cuộc tập trận.
Ấn Độ đang chuẩn bị khởi động tàu ngầm sản xuất nội địa đầu tiên được trang bị tên lửa đầu đạn hạt nhân.
Tàu ngầm của Mỹ cũng đang theo dõi các tàu ngầm của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Trung Quốc dự kiến sẽ gửi tàu ngầm tới Ấn Độ Dương với số lượng lớn để rà soát các cuộc tuần tra của Ấn Độ.
Hải quân Ấn Độ kiểm tra tàu tác chiến chống ngầm “Kadmatt” tại hãng GRSE ở Kolkata ngày 26-11-2015. Ảnh: CHANNEL NEWSASIA
Collin Koh, một chuyên gia về tàu ngầm ở Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam của Singapore, cho biết đã nhìn thấy tàu ngầm và hoạt động giám sát của Mỹ trong khu vực.
"Chúng ta sẽ thấy Ấn Độ Dương dần trở thành một khu vực trọng yếu khi nhiều nước tiếp cận eo biển Malacca và các đảo Nicobar. Do đó mối quan hệ được cải thiện với Mỹ cùng các đối thủ với tàu ngầm lớn trong khu vực là rất quan trọng đối với Ấn Độ" - Koh nói.
Mỹ luôn đứng đầu thế giới trong tác chiến chống ngầm có khả năng sẽ hỗ trợ Ấn Độ trong lĩnh vực này. Nhưng đồng thời các chuyên gia cho biết mỗi quốc gia có thể sẽ bành trướng ở Ấn Độ Dương.
David Brewster, một chuyên gia về cạnh tranh chiến lược tại Ấn Độ Dương thuộc ĐH Quốc gia Australia, cho biết hợp tác tác chiến chống ngầm cuối cùng có thể bao gồm cả Úc, một đồng minh của Mỹ vừa đặt mua 12 tàu ngầm mới.
"Chúng ta cuối cùng có thể nhìn thấy sự phân chia trách nhiệm ở Ấn Độ Dương giữa ba quốc gia này với tiềm năng chia sẻ cơ sở vật chất".
Ấn Độ tăng cường củng cố năng lực phòng thủ
Việc New Dehli tăng cường hợp tác với Mỹ, quốc gia đang dẫn đầu trong tác chiến chống ngầm sẽ là nhân tố thúc đẩy khả năng quốc phòng của nước này.
Theo David Brewster, chuyên gia về tranh đua chiến lược tại Ấn Độ Dương, cho biết hợp tác tác chiến chống ngầm sắp tới sẽ bao gồm cả Úc khi nước này vừa đặt hàng thêm 12 chiếc tàu ngầm mới.
P-8 Poseidon, máy bay chống ngầm hiện đại bậc nhất của Mỹ, được trang bị nhiều thiết bị theo dấu tàu ngầm hiện đại.
“Chúng ta chắc chắn sẽ thấy một sự phân chia trách nhiệm tại Ấn Độ Dương giữa ba nước này, với nhiều tiềm năng chia sẻ khí tài".
Về phía Trung Quốc, nước này hiện đang tìm cách củng cố an ninh tại các tuyến giao thương trọng điểm qua các cảng và cơ sở trong khu vực như Sri Lanka.
Bà Hoa Xuân Oánh cho biết Trung Quốc đã nhận thấy các nước trong khu vực đang bắt tay hợp tác trong lĩnh vực quân sự.
“Chúng tôi hy vọng mối quan hệ hiện tại giữa các nước ở mức bình thường và đóng góp vào hòa bình và ổn định trong khu vực" - nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.