Các tên lửa đạn đạo của Nga và vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đưa vào phân tích ở đây.
|
Máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-34 |
Máy bay tiêm cường kích Su-34 và tên lửa không đối không AA-10/AA-12
Kể từ năm 2008, máy bay tiêm cường kích Sukhoi-34 “Fullback” đã thay thế dần các máy bay Tu-22M và Su-24 cũ hơn.
Su-34 sở hữu một hệ thống kiểm soát hỏa lực tối tân, một radar mảng pha và một bộ chống tác chiến điện tử mạnh. So với tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, Su-34 có thể mang thêm vũ khí và nhiên liệu để bay xa hơn. Nga hiện nay có hơn 80 máy bay Su-34, trong đó 15 chiếc bố trí ở Syria.
Sau vụ bắn hạ Su-24 vào ngày 24-11, phi cơ Su-34 được cho là sẽ đóng vai trò lớn hơn trong các cuộc đụng độ không đối không với máy bay F-16. Vũ khí mới nhất bổ sung vào kho vũ khí không quân Nga có khả năng phòng vệ tốt hơn và có độ linh hoạt cao - tất cả tính năng này khiến Su-34 không “dễ nhằn” đối với máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thậm chí Su-34 đã trở thành một đối thủ nguy hiểm hơn nữa nếu tính đến các tên lửa không đối không AA-10 và AA-12. Đặc biệt tầm xa xấp xỉ 100 km của AA-12 so với 50 km của AIM-120 AMRAAM mà Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng, có thể tạo ra tổn thất to lớn hơn cho phía Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp không chiến.
Hệ thống gây nhiễu đặt trên mặt đất Krasukha-4
Hệ thống gây nhiễu Krasukha-4 là một hệ thống tác chiến điện tử mới nhất trong kho vũ khí Nga. Với tư cách là một hệ thống gây nhiễu đa chức năng băng thông rộng, Krasukha-4 có thể gây nhiễu đối với các radar đặt trên mặt đất, radar đặt trên máy bay (đặc biệt là hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không - AWACS) và các vệ tinh quỹ đạo thấp. Hệ thống gây nhiễu được cho là gây ra hư hại dài lâu cho các thiết bị điện tử-vô tuyến bị nhắm tới.
Người ta cho rằng đội quân của Nga ở Syria có một bộ Krasukha-4 có tầm quét 300 km và do vậy có lợi thế trước hệ thống gây nhiễu KORAL của Thổ Nhĩ Kỳ.
Krasukha-4 có thể làm mù các máy bay AWACS Peace Eagle, khiến Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó khăn trong việc xây dựng hình ảnh khu vực đông Địa Trung Hải và Syria nhìn từ trên không. Điều này cũng phá hoại khả năng của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc điều phối các phi vụ cất cánh đánh chặn máy bay Nga.
Tuần dương hạm trang bị tên lửa dẫn đường lớp Slava
Tàu tuần dương lớp Slava của Nga là một công cụ phòng không và tác chiến mặt nước cực kỳ hiệu quả.
Tuần dương hạm lớp này là một pháo đài nổi với 16 tên lửa chống hạm P-500 Bazalt, 64 tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU Favorit và hai tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-M, ba radar tìm kiếm, theo dõi ba chiều và các radar tầm xa vượt quá đường chân trời.
Sau vụ S-24 bị bắn hạ vào 24-11, tàu hàng đầu của lớp này - tàu Moskva đã bắt đầu các chiến dịch bên ngoài cảng Latakia của Syria, tạo ra một đe dọa nghiêm trọng đối với các chiến dịch trên không của Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai ở đông Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, tuần dương hạm lớp Slava không phải là không có vấn đề. Chỉ có tàu Moskva là ở vị trí có thể đe dọa tấn công Thổ Nhì Kỳ vì các tàu nguyên soái Ustinov và Varyag phục vụ tương ứng ở Baltic và Thái Bình Dương.
Hơn nữa, lớp Slava thiếu một hệ thống tác chiến chống ngầm hiệu quả để đối phó với các tàu ngầm rất yên lặng và nguy hiểm của Thổ Nhĩ Kỳ như là tàu ngầm lớp Gur.
Hiệu quả của các tàu hộ vệ lớp Krivak và Krivak II hộ tống tàu Moskva săn ngầm vẫn còn đang bị tranh cãi.
Đặc nhiệm Spetsnaz
“Spetsialnoye Naznachenye” (lực lượng có các mục đích đặc biệt) là một thuật ngữ chung dùng để chỉ các đơn vị đặc nhiệm Nga. Các lính biệt kích này tiến hành một loạt các sứ mệnh đa dạng, bao gồm tuần tra tầm xa, trinh sát, phá hoại, lật đổ, chiến tranh du kích và tiêu diệt mục tiêu có chọn lọc.
Lực lượng Spetsnaz chứng tỏ khả năng đặc biệt của mình chủ yếu là trong thời gian gần đây.
Các lính đặc nhiệm tinh nhuệ của Nga có thể tạo ra mối đe dọa rõ nhất đối với Thổ Nhĩ Kỳ vào lúc này.
Năng lực tác chiến trong không gian mạng
Trong mọi cuộc khủng hoảng quốc tế mà Nga tham gia, các đối thủ của Moscow đều hứng chịu những cuộc tấn công mạng quy mô.
Trong cuộc khủng hoảng với Estonia vào năm 2007, cuộc chiến Nam Ossetia với Gruzia năm 2005, việc lấy lại Crimea và cuộc chiến ở đông Ukraine trong các năm 2014-2015, Nga đã chứng tỏ lợi thế về cả số lượng và chất lượng trong cuộc chiến trên mạng.
Hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ hạ nhiệt căng thẳng vì một cuộc chiến tranh dù là ở quy mô hạn chế sẽ gây đau đớn cho cả hai bên. Nhưng nếu Ankara và Moscow đưa quan hệ căng thẳng đó lên một cấp độ mới thì năm vũ khí nói trên sẽ tạo ra một lợi thế lớn cho phía Nga.