Nên ăn gì sau khi nôn ói do ngộ độc thực phẩm?

Theo BS Tuấn, ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do dùng thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc, độc tố, hóa chất… là những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm thường không nghiêm trọng và hầu hết có thể cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị.

Ngộ độc thực phẩm có những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp như ói mửa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… Một vài trường hợp có thể sốt, đau cơ, ớn lạnh.

Nếu có các dấu hiệu nặng như thường xuyên nôn ói, nôn ra máu hoặc đi tiêu ra máu, tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, đau bụng dữ dội, sốt cao liên tục, tiểu ít hoặc không, tầm nhìn giới hạn, yếu liệt cơ, khó thở, lơ mơ… thì nên đến BS.

Khi ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng là phải nôn hết thức ăn. Có thể uống nước muối pha loãng hoặc dùng tay rửa sạch đặt vào lưỡi để kích thích gây nôn.

Sau khi nôn và đi tiêu thì cơ thể bị mất nước. Do vậy cần phải bù nước bằng cách uống nhiều nước lọc, nước oresol, chanh muối hoặc nước dừa tươi.
Nếu người ngộ độc thực phẩm bị co giật, ngừng thở, ngừng tim thì tiến hành hô hấp nhân tạo rồi đưa ngay đến bệnh viện để điều trị.

Điều cần lưu ý sau khi nôn hết thức ăn cơ thể sẽ rất yếu. Do vậy cần sử dụng một số thức ăn nhẹ và dễ tiêu như cháo, bột yến mạch, khoai tây nghiền, các loại trái cây mềm….

Bên cạnh đó, nên dùng thêm sữa chua bởi thực phẩm này chứa lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm