Người dân chờ 'đốt Ông Tiêu' lúc nửa đêm, xin lộc về nhà tại Lễ hội Làm Chay

(PLO)- Phần chính trong Lễ hội Làm Chay đã thu hút hàng nghìn người chờ xem đốt Ông Tiêu để được phát lộc, cầu mong một năm mới bình an và nhiều điều may mắn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối qua 25-2, hàng nghìn người dân từ khắp nơi đã đến Thị trấn Tầm Vu, Huyện Châu Thành (Long An) để tham gia Lễ hội Làm Chay. Trên con đường hướng vào đình Tân Xuân, hàng nghìn người xếp hàng dài, nối đuôi nhau vào đình để chờ đón phần quan trọng của lễ hội là “ đốt Ông Tiêu”.

Video: Người dân chờ 'đốt Ông Tiêu' lúc nửa đêm, xin lộc về nhà tại Lễ hội Làm Chay
Lễ hội Làm Chay 9.jpg
Hàng nghìn người dồn về đình Tân Xuân trong đêm " đốt Ông Tiêu". Ảnh: HD
Lễ hội Làm Chay (2).JPG
Nhiều người tranh thủ có mặt hai bên hàng rào đình Tân Xuân để chờ phát lộc.
Lễ hội Làm Chay 10.jpg
An ninh được thắt chặt ở hai bên hàng rào sân đình Tân Xuân

Hai bên đình, nhiều người đã có mặt và ngồi chờ đến giờ khai hội.

Hai năm trở lại đây, nhằm tránh tình trạng xô giàn cướp lộc, ban tổ chức lễ hội đã làm hàng rào kiên cố bao bọc xung quanh khuôn viên đình. Phía bên trong, lực lượng an ninh có mặt để tránh tình trạng người dân leo rào nhào vào cướp lộc như trước đây.

Lễ hội Làm Chay (7).JPG
Dân quân địa phương hỗ trợ giúp phát lộc cho người dân.
Lễ hội Làm Chay (6).jpg
Nhận được lộc nhiều người vui vẻ, phấn khích khi có lộc mang về.

Không chờ đến thời khắc đốt ông Tiêu vào lúc 24h mới tranh lộc, Ban tổ chức lễ hội Làm Chay đã phát các vật lộc quanh đình Tân Xuân từ sớm. Người dân vẫn vui vẻ tranh nhận và chia nhau vật lộc với nụ cười hài lòng.

Lễ hội Làm Chay (4).JPG
Càng gần đến giờ khai hội chính, lượng người đến Hội Làm Chay ngày càng đông, nhiều người chen nhau chọn vị trí để nhận lộc.
Lễ hội Làm Chay 11.jpg
Đúng 0 giờ, hình nộm Ông Tiêu được đưa ra khỏi bệ thờ, những người trong ban tổ chức lễ bắt đầu châm lửa đốt cháy nhằm siêu thoát các linh hồn nghĩa sĩ sau khi các nhà sư làm lễ cầu siêu.
Lễ hội Làm Chay 13.jpg
Khoảng 10 phút sau, đình bắt đầu mở cửa, hàng trăm người từ bên ngoài cùng nhau ùa vào bàn thờ để xin lộc. Một số thanh niên đến trước giật, giành lấy những món đồ cúng trên bàn thờ để mang về nhà.
Lễ hội Làm Chay (1).JPG
Theo nhiều người dân, việc tranh giành lấy hoa, trái cây đồ cúng đều diễn ra mỗi năm vì suy nghĩ giành lộc mới đem lại may mắn cho năm mới.
Lễ hội Làm Chay 12.jpg
Mặc khác, một số người đến sau nhanh chóng tìm kiếm trong đống đồ cúng những món có thể mang về nhà như bánh kẹo, hoa, vàng mã, những phần còn lại của linh vật rồng biểu tưởng của năm.

Sau 3 ngày diễn ra từ ngày 23 đến 25-2, Lễ hội Làm Chay đã thành công tốt đẹp. Đây được xem là tết thứ 2 sau Tết Nguyên đán của người dân Châu Thành (Long An), đây là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân địa phương.

Lễ Hội Làm Chay.JPG
Lễ hội Làm Chay là cái tết thứ 2 người người dân Châu Thành (Long An)

Lễ hội Làm Chay còn là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp, đã đi sâu vào tâm tưởng của người dân địa phương và trở thành phong tục được duy trì từ đời này sang đời khác.

Lễ hội Làm Chay (20).jpg
Các hoạt động trò chơi trong lễ hội như bắt vịt thu hút hàng nghìn người tham gia

Hoạt động chính của lễ hội diễn ra vào ngày 15, 16 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tại Đình Tân Xuân, Chùa Linh Phước, Chùa Ông và chợ Tầm Vu với ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và nhớ ơn những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc.

Trong lễ hội có nhiều chương trình hoạt động trong lễ hội như: múa lân, văn nghệ, trò chơi dân gian, nghi thức đề phan liệt sĩ, diễu hành xe hoa, thỉnh Tiêu Diện Đại Sĩ, thỉnh cỗ bánh các nơi phụng cúng, thỉnh Tiêu Diện Đại Sĩ lên giàn, chiêu u đường sông…

Lễ hội Làm Chay (1).jpg
Lễ hội Làm Chay được công nhận Di sản phi vật thể cấp Quốc gia năm 2015

Năm 2015, Lễ hội Làm Chay được công nhận Di sản phi vật thể cấp Quốc gia và đình Tân Xuân cũng được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Lễ hội là niềm tự hào của người dân Long An để rồi không ai bảo ai, mọi người lại nhắc nhau "Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu".

Lễ hội thể hiện sự hòa hợp dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống và bản sắc địa phương, tinh thần "uống nước nhớ nguồn" đối với các bậc tiền nhân có công mở cõi, khai cơ lập nghiệp, các Anh hùng, nghĩa sĩ, Liệt sĩ đã hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Tiêu biểu là Anh hùng Đỗ Tường Phong và Đỗ Tường Tự.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm