Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn cho là hát sai ca từ trong ca khúc 'Khát vọng', NSND Tạ Minh Tâm nói gì?

(PLO)- Khi nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn cho rằng NSND Tạ Minh Tâm hát sai từ "sông' thành 'sống' trong ca khúc Khát vọng, anh  khẳng định mình hát không sai, và đó là do giai điệu làm lệch dấu của ca từ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 23-2, Hội nhà văn TP.HCM phối hợp với Hội âm nhạc TP tổ chức hội thảo với đề tài Thơ và Nhạc - Tương sinh hay tương khắc nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại TP.HCM (81 Trần Quốc Thảo, quận 3).

Nếu ca sĩ hát sai ca từ sẽ làm lệch ý đồ nhạc sĩ, nhà thơ

Tham dự hội thảo, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn cho biết mối lương duyên của thơ và nhạc đã có sự kết hợp từ nhiều thế kỷ và việc phổ nhạc cho thơ cũng được thực hiện từ lâu.

Phạm Minh Tuấn
Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn phát biểu tại hội thảo

Theo nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn nếu thời kỳ chống Pháp ông biết đến nhà thơ Hoàng Trung Thông có bài thơ Bộ đội về làng và được nhạc sĩ Lê Yên phổ thành bài hát thì đến thời kỳ chống Mỹ, nhiều nhạc sĩ như Phan Huỳnh Điểu, nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Phú Quang… cũng đi theo con đường phổ nhạc thành thơ.

Về phía mình, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn cho biết trong suốt sự nghiệp ông đã phổ trên 30 ca khúc của các nhà thơ trong nước kể cả nước ngoài.

Trong đó có bài Đất nước (thơ Tạ Hữu Yên). "Lúc phổ nhạc tôi cũng chưa được gặp nhạc sĩ. Tôi tìm thấy bài thơ Đất nước tôi (Tạ Hữu Yên) vào năm 1984 và thấy hợp với suy nghĩ của mình

Tôi cho rằng, viết một ca khúc không phải đao to búa lớn mà chính sự dung dị, tế nhị giàu tình cảm, hình tượng thì người dân Việt Nam sẽ cảm nhận dễ hơn và có điều kiện để sống cùng những người đang sống hiện nay" - ông chia sẻ.

Hay như bài thơ Dấu chân phía trước (Hồ Thi Ca), nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn nói khi đọc bài thơ ông cảm thấy khá dài, nếu viết như thơ thì ông không đủ khả năng nên ông đã chắt lọc ngôn từ phù hợp với khả năng mình và ra mắt ca khúc vào năm 1981.

"May sao khi ca khúc ra đời vẫn được công chúng yêu mến cho đến hôm nay đã 40 năm" - ông bày tỏ.

Còn đối với bài Khát vọng (1985), nhà thơ Phạm minh Tuấn cho biết mình phổ từ bài thơ Nhờ Đảng, tôi biết được của nhà thơ Đặng Viết Lợi đăng trên báo Tuổi trẻ.

ta-minh-tam.jpg
NSND Tạ Minh Tâm thể hiện ca khúc Khát vọng

"Hôm gặp gỡ nghệ sĩ đầu năm (22-2), nghe NSND Tạ Minh Tâm hát ca khúc này tôi rất xúc động nhưng có một từ sai "Hãy sống như đời sông" anh lại hát thành "Hãy sống như đời sống", như vậy là không đúng.

Hãy sống như đời sống là ca từ trong ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, còn tôi là Hãy sống như đời sông. Điều này có nghĩa là con người sống phải có nguồn cội, biết yêu nguồn cội. Chỉ cần dấu sắc huyền hỏi ngã mà không thận trọng thì nội dung của lời bài hát sẽ lệch đi cũng như lệch đi ý đồ của nhạc sĩ lẫn nhà thơ" - nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn bày tỏ.

NSND Tạ Minh Tâm khẳng định mình không hát sai

NSND Tạ Minh Tâm từ trước đến nay được biết là người thể hiện rất thành công ca khúc "Khát vọng".

Trước chia sẻ của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, phóng viên PLO đã liên lạc với NSND Tạ Minh Tâm để nghe anh ý kiến về câu chuyện trên.

Chia sẻ với PLO vào chiều cùng ngày, NSND Tạ Minh Tâm cho biết: "Tôi hát không sai đâu. Đó là do giai điệu làm lệch dấu của ca từ. 'Hãy sống như đời sông... hãy sống như đời núi...' nhé. Một số ca sĩ hát sai thành 'hãy sống như đồi núi'".

"Chỗ đó chú viết sao thì tôi hát vậy. Không có cách khác" - NSND Tạ Minh Tâm khẳng định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm