Theo thầy Ngọc, nếu đặt mục tiêu nhỏ hơn 8 điểm, khi đọc và cảm thấy câu này rất khó và lạ, hãy bình thản nghĩ rằng “câu đó vốn không dành cho mình”, đánh dấu lại những câu hỏi này và nhanh chóng chuyển sang làm những câu khác.
Chỉ sau khi làm xong và kiểm tra những câu còn lại, bạn mới quay lại tiếp tục giải quyết những câu hỏi khó và lạ này. Nếu vẫn không làm được thì hãy đoán đáp án trước khi nộp bài thi.
Dĩ nhiên, với những bạn có mục tiêu 9, 10 điểm để xét tuyển vào những trường đại học tốp đầu thì không thể bỏ sót câu hỏi nào.
Để nhận dạng những câu hỏi khó và lạ, thầy Ngọc cho rằng cách hiệu quả nhất và duy nhất trong thời gian này là hãy lấy đề thi ĐH-CĐ chính thức những năm trước, đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia ra làm lại. Trong quá trình làm lại đấy mình sẽ rà soát, phát hiện ra những dạng câu hỏi mình thường không làm được vì khá khó và lạ.
Theo thầy Ngọc, để nhận diện được cách giải của một bài tập, bạn cần phải nắm vững được bản chất của các phương pháp giải toán (dựa trên quan hệ gì) và dấu hiệu nhận biết ra nó. Khi đó thì chỉ cần đọc lướt qua đề bài mình cũng có thể hiểu ngay ra là cần phải làm gì.
Ví dụ: Bản chất của phương pháp bảo toàn nguyên tố là "Phương pháp giải toán dựa vào quan hệ về số mol" - do đó, nếu đề bài cho các số liệu trong một phản ứng/quá trình hoá học đều là số mol (hoặc thể tích) của các chất thì ta có thể nghĩ ngay tới phương pháp này.
Hoặc, bảo toàn khối lượng là "Phương pháp giải toán dựa vào quan hệ về khối lượng" - do đó, nếu trong đề bài có số liệu ở dạng khối lượng mà ta không thể nào đổi thành số mol hay biểu diễn thành phương trình được, thì hãy nghĩ tới việc bảo toàn khối lượng.
Hoặc, trong phản ứng đốt cháy, nếu đề bài cho số liệu về O2 thì ~100% là sẽ phải bảo toàn nguyên tố oxi.
Bạn đọc có nhu cầu cần giải đáp thông tin hoặc tư vấn về kỳ thi THPT quốc gia 2015 và tuyển sinh Cao đẳng, đại học, có thể gửi câu hỏi về PLO theo địa chỉ: plo@phapluattp.vn (giải đáp mùa thi). Ban tư vấn tuyển sinh của Báo Pháp luật TP.HCM sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc cùng bạn đọc. |