Nhiều tiềm năng khi chuyển từ nghề nuôi biển truyền thống sang công nghiệp

(PLO)- Nhiều chuyên gia về thuỷ sản phân tích những khó khăn, thuận lợi trong việc nuôi biển hiện nay và cho rằng phải chuyển từ truyền thống sang công nghiệp.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 14-2, tại Bình Định, Báo Tuổi Trẻ, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo nghề nuôi biển: Chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và nhiều doanh nghiệp về thuỷ sản. Ảnh: QN
Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và nhiều doanh nghiệp về thuỷ sản. Ảnh: QN

Tại hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho rằng tỉnh đang có nhiều thế mạnh về phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên cũng còn có một số khó khăn, như bị ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, vùng biển hở.

Để giải quyết những khó khăn đó cần phải đầu tư nguồn vốn lớn và công nghệ nuôi hiện đại. Việc nuôi biển ở tỉnh chưa được các cá nhân, tổ chức quan tâm đầu tư đúng mức.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng tỉnh có nhiều tiềm năng về nuôi biển. Ảnh QN
Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng tỉnh có nhiều tiềm năng về nuôi biển. Ảnh QN

Cũng theo ông Thanh, tỉnh Bình Định mong muốn tìm ra giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để ngành nuôi tôm nói riêng và nghề nuôi biển trên địa bàn tỉnh được phát triển hơn. Đồng thời, tỉnh sẽ quy hoạch vùng nuôi, tuyên truyền người dân chuyển từ khai thác sang nuôi trồng theo hướng bền vững.

Một khu nuôi biển ở Nhơn Hải, Quy Nhơn. Ảnh: NQ
Một khu nuôi biển ở Nhơn Hải, Quy Nhơn. Ảnh: NQ

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học phân tích, đánh giá và đưa ra nhiều giải pháp để chuyển từ nuôi biển từ truyền thống sang hướng công nghiệp.

Theo các chuyên gia, còn một số điểm nghẽn cần tháo gỡ như: thiếu quy hoạch; vướng mắc thủ tục giao khu vực biển cho cá nhân, tổ chức; thiếu tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về nuôi biển; chưa có thủ tục đăng kiểm cơ sở và phương tiện nuôi biển; chưa có chính sách hỗ trợ phát triển nuôi biển; thiếu nguồn nhân lực được đào tạo về nuôi biển…

Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch hội Nuôi biển Việt Nam, nước ta có tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi biển. Cả nước có khoảng hơn 50.000 cơ sở nuôi biển. Tuy nhiên, các cơ sở này chỉ mang tính nhỏ lẻ, tự phát, công nghệ lạc hậu và không bền vững.

Ông Dũng cho rằng, để nghề nuôi biển phát triển bền vững, việc cấp thiết là phải chuyển từ nuôi truyền thống sang công nghiệp là tất yếu. Định hướng chuyển từ vùng biển kín, ven bờ ra các vùng biển mở, xa bờ. Đồng thời sẽ phát triển các hệ nuôi kín ở trên bờ với công nghệ tuần hoàn trong thu gom và xử lý chất thải môi trường.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm