Pháp Luật TP.HCM xin điểm lại một số diễn biến đáng chú ý tại phiên xử sơ thẩm này.
1. Đại gia Hứa Thị Phấn kêu oan và không bị áp giải đến tòa
Dù bị cáo Phấn là người được xác định đầu vụ án nhưng suốt phiên xử kéo dài gần một tháng, bà Phấn không xuất hiện và không bị áp giải đến tòa.
Trước khi đưa vụ án ra xét xử, tòa án đã tống đạt trực tiếp quyết định đưa ra xét xử cho bị cáo tại bệnh viện nơi bị cáo điều trị. Tại buổi làm việc này, bác sĩ điều trị cho bị cáo Phấn xác nhận với HĐXX bị cáo Phấn trong trạng thái tỉnh táo song đôi khi mới tiếp xúc được và đúng là bị cáo có một số bệnh như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường…
Bà Hứa Thị Phấn tại phiên xử sơ thẩm vụ ông Phạm Công Danh giai đoạn 1.
Xét thấy do tình trạng sức khỏe bị cáo Phấn nên tòa không thực hiện việc áp giải bị cáo đến phiên tòa. Và xét thấy việc vắng mặt bị cáo Phấn không ảnh hưởng tới quá trình giải quyết vụ án nên tòa vẫn mở phiên xử không có mặt bị cáo Phấn. Đồng thời tòa án cũng xác định trong phiên tòa bị cáo Phấn có năm LS bào chữa nên việc vắng mặt không bị ảnh hưởng đến xét xử vụ án và quyền lợi của bị cáo.
2. Nữ bị cáo ôm con thơ tới tòa
Đó là bị cáo Bùi Thị Kim Loan (trợ thủ đắc lực của bà Phấn, nguyên kế toán Công ty TNHH Phú Mỹ). Ngay ngày khai mạc phiên xét xử vụ án (8-5), bị cáo Loan bất ngờ ôm con nhỏ vừa đầy tháng đến phiên tòa vào phòng xử án. HĐXX đã giải thích cho bị cáo Loan có thể gửi con cho người nhà chăm sóc để đảm bảo sức khỏe cho em bé nhưng bị cáo tiếp tục không đồng ý.
Chính vì thế tòa đã yêu cầu Sở Y tế TP.HCM cử thêm bác sĩ nhi, điều dưỡng viên có mặt tại phiên tòa để chăm sóc em bé. HĐXX cũng bố trí một phòng riêng ngoài phòng xử án, ngay phía sau nếu Loan ôm con đến tòa thì có thể giao cho bác sĩ sản nhi và điều dưỡng viên tại phòng chăm sóc để đảm bảo sức khỏe tối đa của cháu bé.
Ngày hôm sau bị cáo không xuất hiện nhưng đến ngày 10-5 bị cáo Loan lại tiếp tục bất ngờ mang con đến phiên tòa, không thông báo trước cho HĐXX. Do vậy, HĐXX không chủ động được việc đề nghị bác sĩ, điều dưỡng có mặt tại phiên tòa để chăm sóc cho mẹ con bị cáo Loan.
Bị cáo Loan tại phiên xử.
Từ đó, chủ tọa cũng thông báo ngày nào bị cáo Loan ẵm con đến tòa, lực lượng dẫn giải phải thông báo cho HĐXX, đưa mẹ con bị cáo Loan vào phòng chăm sóc đặc biệt ngay phía sau phòng xử án. Trong trường hợp ai đó cố tình đưa cháu bé vào phòng xử, đề nghị lực lượng dẫn giải báo lại để chủ tọa phiên tòa và HĐXX xử lý theo quy định pháp luật.
Đồng thời, chủ tọa cũng nhắc khi bị cáo Loan giao cháu nhỏ cho điều dưỡng và bác sĩ thì bị cáo Loan phải vào phòng xử án. Trong trường hợp bị cáo Loan vẫn quyết định ẵm con vào phòng xử án, lực lượng dẫn giải sẽ không cho phép và xem như bị cáo Loan vắng mặt không có lý do.
Trong phần luận tội, VKS đưa ra nhận định quá trình xét xử vụ án, bị cáo Loan có hành vi mang con nhỏ đến tòa, gây sức ép cho HĐXX.
Ngày 16-5, trong phần xét hỏi vụ án, LS Trương Thị Minh Thơ (bào chữa cho bà Phấn) bất ngờ đưa ra tài liệu, chứng cứ mới cho rằng liên quan.
Phiên tuyên án ngày 31-5.
Ngoài ra, LS này cung cấp nhiều tấm ảnh và ký tên trên từng tấm ảnh đó, LS phải chịu trách nhiệm về tài liệu mình cung cấp. Từ đó, VKS cho biết không chấp nhận toàn bộ tài liệu trên.
LS của bà Phấn trong phần tranh luận cho rằng HĐXX có 3/5 người đã tham gia phiên xử trước đó ra quyết định khởi tố vụ án này. Sau đó các thành viên này lại là HĐXX xét xử các bị cáo là vi phạm tố tụng.
VKS đối đáp không đồng tình. Theo viện, BLTTHS quy định HĐXX có quyền khởi tố vụ án. Trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 1, HĐXX đã ban hành ba quyết định khởi tố, các quyết định này hoàn toàn khách quan, không vi phạm quy định pháp luật. Đồng thời, không có điều luật nào quy định thành phần HĐXX khởi tố vụ án thì không được tham gia xét xử vụ án đó. Từ đó, VKS khẳng định HĐXX vụ án này là đúng quy định.
HĐXX vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm.
Tòa cũng khẳng định là HĐXX vụ án này là đúng quy định. Vì theo quy định của BLTTHS, HĐXX có quyền khởi tố vụ án. Trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 1, HĐXX đã ban hành ba quyết định khởi tố, các quyết định này hoàn toàn khách quan, không vi phạm quy định của pháp luật. Và không có điều luật nào quy định thành phần HĐXX khởi tố vụ án thì không được tham gia xét xử vụ án đó.
5. VKS thừa nhận có một số bản cung sai sót
Đại diện VKS tại phiên xử.
VKS thừa nhận trong quá trình điều tra có sai sót. Tuy nhiên, Viện khẳng định đó là sai sót về hình thức, không ảnh hưởng đến nội dung vụ án. Cụ thể, các bị cáo không bị ép cung, dưới mỗi bản cung đều được ký tên. Tại tòa, không có bị cáo nào thay đổi lời khai, nói mình bị ép cung, trừ bị cáo Loan và không có bị cáo nào khai kiểm sát viên, điều tra viên lấy lời khai cùng lúc với bị cáo khác.