Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và dẫn đến hậu môn. Chức năng của nó là để tạm thời lưu trữ phân cho đến khi được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua hậu môn.
Ung thư trực tràng xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển trong các mô trực tràng. Bệnh thường ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi.
Ung thư trực tràng xảy ra ở phần cuối cùng của ruột già. Ảnh minh họa
Những nguyên nhân gây ung thư trực tràng
Mặc dù nguyên nhân chính xác của ung thư trực tràng chưa được tìm ra nhưng các yếu tố nguy cơ nhất định đã được chứng minh là có thể làm tăng nguy cơ của một người mắc bệnh này. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Tuổi trên 50
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng
- Có polyp trong trực tràng
- Từng mắc bệnh viêm đường ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng
- Chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít chất xơ, ít canxi
- Béo phì
Triệu chứng của ung thư trực tràng là khó chịu, đầy bụng, thay đổi thói quen ruột,... Ảnh minh họa
Các triệu chứng của ung thư trực tràng
- Sự thay đổi trong thói quen ruột như táo bón hoặc tiêu chảy
- Cảm giác ruột không trống hoàn toàn sau khi đi ngoài
- Chảy máu từ hậu môn
- Đau bụng
- Có máu trong phân
- Phân hẹp hơn bình thường
- Khó chịu ở bụng như đau bụng thường xuyên, đầy bụng, đầy hơi hoặc bị chuột rút
- Giảm cân không rõ lý do
- Mệt mỏi liên tục
- Nôn mửa
Chẩn đoán ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng được chẩn đoán bằng một loạt các xét nghiệm bao gồm:
- Khám trực tràng
- Xét nghiệm tìm máu trong phân
- Nội soi trực tràng
- Sinh thiết
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Các giai đoạn của ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng được phân thành các giai đoạn khác nhau bao gồm:
Các giai đoạn của ung thư trực tràng. Hình minh họa.
Giai đoạn 0 – ung thư được giới hạn ở niêm mạc (biểu mô) của trực tràng.
Giai đoạn 1 – ung thư đã lan rộng đến các lớp sâu hơn của niêm mạc trực tràng.
Giai đoạn 2 – ung thư đã lan đến các mô ngoài trực tràng nhưng chưa đến các hạch bạch huyết ở khu vực địa phương.
Giai đoạn 3 – ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở khu vực địa phương.
Giai đoạn 4 – ung thư đã phát triển thành các bệnh ung thư thứ phát tại các địa điểm khác trên cơ thể (di căn).
Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng
Phẫu thuật là một trong số những phương pháp điều trị ung thư trực tràng. Ảnh minh họa
Điều trị ung thư trực tràng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thường bao gồm các phương pháp sau:
Phẫu thuật: Loại bỏ khối u, các mô trực tràng liên quan, cũng như các hạch bạch huyết gần đó. Các phần trực tràng sau đó được nối lại với nhau. Nếu một số lượng lớn các mô được lấy ra, người bệnh có thể cần sử dụng hậu môn giả, tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Xạ trị: Sử dụng bức xạ liều cao nhắm mục tiêu chính xác tới khối u để tiêu diệt tế bào ung thư.
Hóa trị: Sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách tiêm tĩnh mạch.
Nếu bệnh phát hiện quá muộn, người bệnh không còn cơ hội chữa khỏi nhưng các phương pháp điều trị có thể cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách giảm bớt các triệu chứng. Điều này được gọi là điều trị giảm nhẹ
Tỉ lệ sống năm năm của ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng có triển vọng khá tốt và cơ hội điều trị khỏi cao, đặc biệt nếu được phát hiện sớm. Tỉ lệ sống sau năm năm cho mỗi giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn khu trú: 90,4%
Giai đoạn khu vực: 68,1%
Giai đoạn di căn xa: 9,8%.
Nam ca sĩ Trần Lập bị ung thư trực tràng Tối 4-11, rất nhiều người hâm mộ đã "sốc" khi nghe tin nam ca sĩ Trần Lập, thủ lĩnh ban nhạc Bức tường, đang đối mặt với căn bệnh ung thư trực tràng. Sáng nay 5-11, ca sĩ Trần Lập chia sẻ trên Facebook rằng anh rất lạc quan, bình tĩnh. Ngày mai, 6-11 anh sẽ được phẫu thuật. |