Những nỗ lực vượt bậc của ngành TAND TP.HCM trong năm 2021
HOÀNG YẾN
Ngày 24-1, TAND TP.HCM tổ chức Hội nghị Triển khai công tác TAND hai cấp TP.HCM năm 2022.
Báo cáo tại hội nghị, Phó Chánh án TAND TP.HCM Phạm Thị Thu Hà cho biết từ ngày 1-10-2020 đến ngày 30-9-2021, ngành giải quyết 26.493/51.062 vụ việc thụ lý, đạt 52%. Tỉ lệ án hủy do lỗi chủ quan là 0,4% và sửa do lỗi chủ quan là 0,7%. Trong đó, giải quyết 4.403/5.803 vụ án hình sự, đạt 75,87%; giải quyết 21.723/43.792 vụ việc dân sự, đạt 49,6%; giải quyết 347/1.360 vụ án hành chính, đạt 25,51%…
Ông Trần Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ TAND Tối cao trao danh hiệu Thẩm phán giỏi do Chánh án TAND Tối cao tặng cho ba cá nhân. Ảnh: H.YẾN
Trong năm, TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử một số vụ án điểm về tham nhũng, kinh tế được dư luận xã hội quan tâm như: Vụ Đinh La Thăng và đồng phạm bị xét xử về các tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; vụ Trần Hoàng Nguyệt và đồng phạm bị xét xử về tội tham ô tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; vụ Bùi Minh Chính và đồng phạm bị xét xử về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ…
Kết quả giải quyết các vụ án nói trên đều đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, đúng chính sách của Đảng và nhà nước, được dư luận đồng tình ủng hộ.
Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn đến kết quả giải quyết các loại án. Công tác xét xử không có nhiều thời gian làm việc, mất hơn 4 tháng giãn cách, cách ly xã hội. Từ tháng 4 đến tháng 6-2021, tòa hoãn xét xử đến 18.000 vụ việc vì đương sự vướng cách ly, phong tỏa.
Từ tháng 5-2021, TAND hai cấp TP.HCM thụ lý 30.858 nhưng chỉ giải quyết 6.289 vụ việc (đạt hơn 20%). Thời điểm dịch bệnh bùng phát (từ tháng 6 đến tháng 9-2021), tòa hoãn hoàn toàn tất cả vụ việc, vụ án dù có kế hoạch xét xử từ trước.
Lãnh đạo TAND TP.HCM cũng cho biết bên cạnh những nỗ lực đáng ghi nhận, hoạt động của đơn vị còn một số tồn tại, hạn chế. Ngoài nguyên nhân khách quan là dịch bệnh COVID-19, còn nhiều nguyên nhân chủ quan khiến tỉ lệ giải quyết, xét xử một số loại án chưa đạt yêu cầu. Như đối với án tạm đình chỉ, một số thẩm phán chưa đột phá trong công tác giải quyết, xử lý khi cơ quan liên quan chậm trả lời yêu cầu, chậm cung cấp tài liệu hay chậm cử người đại diện tham gia tố tụng; đương sự không hợp tác.
Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: HOÀNG YẾN
Thời gian tới, bà Hà nhấn mạnh hệ thống TAND TP.HCM tập trung cải tiến phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo hướng phân công, phân cấp hợp lý. Lãnh đạo tòa án đảm bảo kỷ cương, kỷ luật công vụ; quyết liệt hơn trong luân chuyển, điều động cũng như xử lý cán bộ, công chức vi phạm.
Dịch bệnh COVID-19 để lại hệ lụy quan hệ lao động và những quan hệ dân sự khác bị ảnh hưởng, các tranh chấp mới có xu hướng tăng đột biến, tình hình tội phạm có khả năng diễn biến phức tạp. TAND TP.HCM dự đoán năm 2022, vụ việc tòa án phải thụ lý sẽ tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Trước thực tế này, TAND hai cấp TP.HCM sẽ tập trung nhân lực, nguồn lực đẩy nhanh giải quyết hồ sơ vụ án, vụ việc, đặc biệt là án hình sự ngay sau khi TP.HCM kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Bên cạnh đó, tất cả tòa án thuộc TP.HCM chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ phiên tòa, phiên họp giải quyết các loại án; sớm tổ chức tiếp nhận đơn thư, tiếp công dân trực tiếp trong điều kiện mới…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án TAND Tối cao ghi nhận những nỗ lực của TAND TP.HCM trong năm đại dịch mà địa phương là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Ông Tuệ yêu cầu TAND TP.HCM thực hiện những nhiệm vụ mà TAND Tối cao đã đề ra trong Hội nghị triển khai công tác năm 2022 cách đây ít ngày.
Phó Chánh án Nguyễn Trí Tuệ nhấn mạnh rằng việc cải cách tư pháp phải đi vào thực chất. Ngoài ra, ông Tuệ cũng chú trọng về việc xét xử trực tuyến và chất lượng thẩm phán.
Đáp lời, Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong tiếp thu ý kiến chỉ đạo. Cạnh đó, ông Phong cũng đề cập đến một số vướng mắc trong tố tụng dân sự hiện nay. Đó là về kháng cáo quá hạn, xác định thẩm quyền đối với tranh chấp hợp đồng đặt cọc để giao kết hoặc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng bất động sản và triệu tập những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bị đơn.
(PLO)- PGS.TS Phạm Khánh Nam, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước – Đại học Kinh tế nhận định về những thách thức và thuận lợi của TP.HCM trong xu thế chuyển đổi xanh toàn cầu.
(PLO)- Để biến kết quả nghiên cứu Nhà nước thành sản phẩm của công ty và sản xuất, tiêu thụ với giá cao, Chủ tịch Công ty Việt Á Phan Quốc Việt đưa hối lộ hơn 106 tỉ đồng cho nhiều quan chức.
(PLO)- Theo chuyên gia, việc TAND Tối cao ban hành công văn hướng dẫn áp dụng án lệ là điều nên làm, tuy nhiên, cần thận trọng hơn trong việc chọn lựa bản án phát triển thành án lệ.
(PLO)- TAND tỉnh An Giang đã trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ 2 cựu cán bộ công an bị cáo buộc giúp bà trùm buôn lậu Mười Tường rửa tiền từ tiền trốn thuế.
(PLO)- Do không được quản lý con dấu, Nguyễn Minh Khoa, cựu Chủ tịch Công ty ICC và đồng phạm làm giả con dấu để đóng vào các văn bản liên quan dự án 317 Trường Chinh.
(PLO)- Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bình Dương nắm thực tế những khó khăn vướng mắc của từng địa phương, trong đó có việc xử lý ô nhiễm tiếng ồn từ loa kẹo kéo.
(PLO)- CQĐT xác định hơn 6.600 người bị chiếm đoạt 8.800 tỉ đồng trong vụ án Tân Hoàng Minh và đã thu hồi toàn bộ số tiền này để khắc phục hậu quả vụ án.
(PLO)- Ông Nguyễn Thanh Long bị truy tố tội nhận hối lộ 2,25 triệu USD để tạo điều kiện cho Công ty Việt Á trong cấp phép lưu hành, bán kit xét nghiệm COVID-19.
(PLO)- HĐXX đã bác đơn yêu cầu khởi kiện của cựu Giám đốc CGV người Anh kiện đòi công ty đòi bồi thường gần 6 tỉ đồng liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động.
(PLO)- Năm người trong đó có thẩm phán, thư ký tòa và Viện phó VKSND huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận bị giữ người trái pháp luật khi đang đi thẩm định tài sản.
(PLO)- Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng các bị can khác bị đề nghị truy tố vì sử dụng chiêu trò gian dối trong phát hành trái phiếu.
(PLO)- Quy định mức thu lệ phí đăng ký xe tại nơi tạm trú, cấp tín dụng cho người chấp hành xong án phạt tù… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 10-2023.