Tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân lớp Virginia được trang bị động cơ bơm phun có khả năng hoạt động cực êm cùng 12 tên lửa Tomahawk với tầm bắn 2.500 km.
Rubis là thế hệ tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân đầu tiên của Pháp. Nó cũng là lớp tàu ngầm năng lượng hạt nhân nhỏ gọn nhất thế giới hiện nay. Tàu có chiều dài 73,6 mét, rộng 7,6 mét, mớn nước 6,4 mét, lượng giãn nước khi lặn 2.600 tấn. Rubis được trang bị lò phản ứng hạt nhân K48 công suất 48 MW. Các thanh nhiên liệu cung cấp năng lượng cho tàu hoạt động liên tục từ 20-25 năm. Cảm biến chính của tàu là bộ định vị thủy âm DMUX-20, radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước DRUA-33. Tàu ngầm Rubis được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, cơ số ngư lôi, tên lửa mang theo 14 quả. Ảnh: Wikipedia
Victor-III là biến thể hiện đại hóa từ tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 671. Tàu ngầm Victor-III nổi bật bởi chiếc phao định vị thủy âm hình giọt nước nằm phía trên cánh lái ở cuối đuôi tàu. Lớp tàu ngầm này được áp dụng nhiều công nghệ mới giúp nó hoạt động êm hơn so với các lớp tàu ngầm trước đó và được đánh giá tương đương với tàu ngầm lớpSturgeon của Mỹ. Victor-III được trang bị hai ống phóng ngư lôi 650 mm được sử dụng để phóng tên lửa chống hạm RPK-6 Vodopad/RPK-7 Veter (SS-N-16 Stallion) tầm bắn 100 km, 4 ống phóng ngư lôi 533 mm được sử dụng để phóng loại ngư lôi đáng sợ nhất thế giới VA-111 Shkval. Ảnh: Wikipedia
Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Sierra-II có thiết kế thủy động lực học rất giống với tàu ngầm lớp Victor-III, đặc biệt là chiếc phao định vị thủy âm ở cuối đuôi tàu. Thân tàu được chế tạo bằng titan thay cho thép giúp tàu có thể hoạt động tới độ sâu 600 mét. Sierra-II từng được mệnh danh là "tàu ngầm báu vật quốc gia" của Nga. Tàu có chiều dài 110 mét, rộng 14,2 mét, lượng giãn nước khi lặn 9.100 tấn. Sierra-II được trang bị lò phản ứng hạt nhân áp lực nước công suất 190 MW, tốc độ tối đa khi lặn 32 hải lý/giờ. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 650 mm, 4 ống phóng ngư lôi 533 mm. Hai loại ống phóng này được sử dụng để phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất RK-55 (SS-N-21 Sampson), tên lửa chống ngầm RPK-2 Viyaga tầm bắn 45 km cùng các loại ngư lôi. Ảnh: Military-today
Trafalgar là loại tàu ngầm tấn công hạt nhân được đưa vào hoạt động trong hải quân Hoàng gia Anh từ năm 1983. 7 chiếc đã được đóng mới trong đó 4 chiếc vẫn còn hoạt động. Năm 1993, Trafalgar lập kỷ lục với thời gian hoạt động liên tục dưới nước lên đến 66.000 km trong chuyến hành trình đến Australia. Tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân Rolls Royce PWR1. Tàu sử dụng hệ thống bơm phun để di chuyển thay cho chân vịt giúp hoạt động êm hơn. Cảm biến chính của tàu ngầmTrafalgar là hệ thống định vị thủy âm mạng pha đa chức năng 2076 vốn được mô tả như là hệ thống định vị thủy âm hiện đại nhất thế giới. Tàu ngầm Trafalgar có lượng giãn nước khi lặn 5.300 tấn, tốc độ tối đa khi lặn 32 hải lý/giờ. Nó được trang bị 5 ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, với cơ số ngư lôi, tên lửa mang theo là 30 quả. Ảnh: Military-today
Oscar-II là lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân lớn nhất thế giới từng được chế tạo cho đến khi một số tàu lớp Ohio của Mỹ chuyển đổi thành tàu ngầm tấn công hạt nhân. Oscar-II là biến thể nâng cấp từ Oscar-I thuộc Đề án 949. Nó được đưa vào hoạt động trong hải quân Nga từ cuối những năm 1990. Tàu ngầm lớp Oscar-II có chiều dài tới 155 mét, rộng 18,2 mét, mớn nước 9 mét, lượng giãn nước khi lặn tới 19.400 tấn. Để cung cấp năng lượng cho cỗ máy khổng lồ này, tàu được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân, hai tuabin hơi nước công suất 97.900 mã lực truyền động cho chân vịt hai trục. Vũ khí chủ lực của tàu ngầm lớp Oscar-II là 24 tên lửa hành trình chống hạm P-700 Granit (SS-N-19 Shipwreck) tầm bắn 550 km cùng cơ số ngư lôi khoảng 28 quả. Ảnh: Military-today
Los Angeles là lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân đông nhất thế giới của Mỹ với 41 chiếc vẫn đang hoạt động. Đây là xương sống của lực lượng tàu ngầm tấn công của hải quân Mỹ. Tàu ngầm lớp Los Angeles được trang bị những công nghệ điện tử hàng hải dưới nước hàng đầu thế giới. Cảm biến chính là hệ thống định vị thủy âm BQQ-5, radar BPS-15. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, 12 ống phóng thẳng đứng VLS sử dụng cho tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk với tầm bắn 2.500 km. Tàu ngầm lớp Los Angeles được trang bị lò phản ứngGE PWR S6G, hai tuabin hơi nước công suất 35.000 mã lực/chiếc. Los Angeles có chiều dài 110 mét, rộng 10,4 mét, mớn nước 9,4 mét, lượng giãn nước khi lặn 6.900 tấn, tốc độ tối đa khi lặn 33 hải lý/giờ. Ảnh: Military-today
Nhà sản xuất BAE Systems từng giới thiệu Astute là lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân tiên tiến nhất thế giới. Astute là một trong những tàu ngầm đắt đỏ nhất thế giới với chi phí lên đến 1,160 tỷ bảng Anh/chiếc. Thân tàu được phủ 39.000 viên gạch cao su chống âm giúp tàu ngầm tàng hình tốt hơn. Các phương tiện truyền thông Anh từng nói rằng, tàu ngầm Astute tạo ra tiếng ồn hoạt động còn ít hơn một con cá heo. Cảm biến chính của tàu là hệ thống định vị thủy âm mạng pha đa chức năng 2076 được giới thiệu là tốt nhất trong các loại định vị thủy âm trên tàu ngầm hiên nay. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng mang theo 38 ngư lôi và tên lửa hành trình Tomahawk. Astute có lượng giãn nước khi lặn 7.400 tấn, tốc độ tối đa khi lặn 30 hải lý/giờ. Ảnh: Military-today
Seawolf là biến thể cao cấp của tàu ngầm lớp Los Angeles song do chi phí quá cao nên chỉ 3 chiếc được chế tạo. Seawolf được chế tạo để đối phó với mối đe dọa từ tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Akula, Typhoon của Liên Xô. Thân tàu được làm bằng thép cường độ cao HY-100 cho phép tàu hoạt động tới độ sâu 500 mét. Seawolf sử dụng động cơ bơm phun thay cho chân vịt giúp tàu hoạt động êm hơn. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến biến nó thành sát thủ đáng sợ dưới nước. Tàu ngầm Seawolf có lượng giãn nước khi lặn 12.139 tấn, tốc độ tối đa khi lặn 35 hải lý/giờ. Tàu ngầm Seawolf được xem là một kiệt tác công nghệ chiến tranh dưới nước của Mỹ cũng như của thế giới. Ảnh: Military-today
Tàu ngầm lớp Akula-II đã gây sửng rốt cho NATO bởi khả năng hoạt động cực êm của nó. Akula-II có thiết kế thủy động lực học tương tự tàu ngầm lớp Oscar-II, Sierra-II với đặc trưng là chiếc phao định vị thủy âm ở cuối đuôi tàu. Năm 2012, các phương tiện truyền thông đưa tin một tàu ngầm lớp Akula-II đã hoạt động trong vịnh Mexico mà không bị phát hiện đã gây ra cuộc tranh cải trong giới quân sự Mỹ. Tàu ngầm Akula-II được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, 4 ống phóng ngư lôi 650 mm, cơ số ngư lôi, tên lửa mang theo 40 quả. Akula-II có lượng giãn nước khi lặn tới 13.800 tấn, tốc độ tối đa khi lặn 33 hải lý/giờ, thời gian hoạt động liên tục 100 ngày tùy thuộc vào nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn. Ảnh: Wikipedia
Virginia là tàu ngầm đầu tiên trên thế giới được trang bị cột buồm lượng tử ánh sáng thay cho kính tiềm vọng truyền thống. Cặp cột buồm lượng tử ánh sáng AN/BVS-1 bao gồm một máy ảnh độ phân giải cao có khả năng hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu, một cảm biến hồng ngoại, máy đo khoảng cách laser. AN/BVS-1 cung cấp giám sát thời gian thực một cách liên tục giúp nâng cao khả năng nhận thức tình huống. Virginia cũng là tàu ngầm đầu tiên trên thế giới được điều khiển theo công nghệ "fly-by-wire" sợi quang thông qua thanh điều khiển HOSTA tương tự như việc lái máy bay chiến đấu. Cảm biến chính của tàu là bộ định vị thủy âm mảng pha đa chức năng BQQ-10 được đánh giá là đã tạo ra cuộc cách mạng trong công nghệ dò tìm, tấn công mục tiêu dưới nước. Tàu ngầm Virginia được trang bị lò phản ứng hạt nhân S9G cung cấp năng lượng cho động cơ bơm phun. Tàu có lượng giãn nước khi lặn 7.900 tấn, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ. Vũ khí bao gồm 12 ống phóng thẳng đứng VLS sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, cơ số ngư lôi, tên lửa mang theo 27 quả. Ảnh: Therichest