Nỗi đau tai nạn giao thông và tội ác

Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT cho hay: “Tính chung ba tháng đầu năm 2017, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 4.812 vụ TNGT, làm 2.114 người chết, 1.032 người bị thương và 2.803 người bị thương nhẹ”. Báo cáo trên cũng cho biết bình quân mỗi ngày cả nước có 23 người chết vì TNGT và số vụ TNGT bình quân là 53 vụ/ngày. Năm 2016, con số người chết do TNGT lên đến gần 9.000 người.

Hàng ngàn người chết vì TNGT mỗi năm như vậy là một con số khủng khiếp giữa một đất nước hòa bình, trong một bối cảnh hòa bình.

Ai cũng hiểu: TNGT hằng ngày, hằng giờ đang cướp đi sinh mạng của nhiều người và đẩy nhiều gia đình vào cảnh khốn cùng. Cha mẹ mất con, vợ chồng mất nhau, con cái mất cha mẹ. Hàng vạn ước mơ bị xé toạc. Chẳng ngôn từ nào có thể diễn tả nổi nỗi đau xé lòng của những gia đình có người mất đi vì TNGT!

Dư luận đã bàn tán rất nhiều về trách nhiệm của tài xế, tình trạng tài xế phê thuốc, say rượu khi lái xe, về chủ hàng, chủ xe ép tốc độ tài xế. Nhưng liệu đó có phải là tất cả khi tình trạng bằng lái xe giả, tình trạng mãi lộ chưa được trị tận gốc vẫn là nỗi ám ảnh cho giao thông?

Trách tài xế, chủ xe đã đành! Nhưng vai trò và sự liêm chính của các cơ quan liên quan có được xem xét hay không? Những người đảm bảo an toàn giao thông đã làm gì khi sự khuất tất trong xử lý vi phạm, tiêu chuẩn xe cộ lưu thông vẫn còn là những điểm đen gây chướng mắt dư luận?

Những nhà hoạch định chính sách liên quan đến giao thông, vận tải, đăng kiểm… liệu có vô can nếu họ đọc được những nhận định của Tổng cục Thống kê rằng: “Ngoài sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông thì việc đầu tư hạ tầng giao thông chưa hoàn chỉnh, đồng bộ cũng góp phần không nhỏ gây ra TNGT”.

Hàng ngàn người chết vì TNGT hằng năm không còn là nỗi đau của mỗi cá nhân, gia đình mà của toàn xã hội. Vì thế phải xem việc gây ra TNGT là một tội ác. Và tội ác đó sẽ khó dừng lại nếu không trừng trị thích đáng những ai đã tiếp tay, liên đới gây ra nỗi đau khủng khiếp này.

Án hành chính: Lãnh đạo cần sòng phẳng với người dân

Án hành chính: Lãnh đạo cần sòng phẳng với người dân

(PLO)- Chỉ khi người lãnh đạo dám nhìn nhận cái sai và sửa sai, dám sòng phẳng với người dân khi tham gia tố tụng thì công cuộc quản lý hành chính mới ngày một tốt hơn và niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền ngày một tăng cao.
Muốn 'xanh', phải hành động

Muốn 'xanh', phải hành động

(PLO)- Phát triển xanh là xu hướng khó cưỡng lại nếu để ý rằng mới đây châu Âu thông qua đạo luật cấm nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến phá rừng, nhiều nước cũng dần nâng cấp các tiêu chuẩn về phát triển xanh.
Đã đến lúc dùng ETC để thu phí đỗ ô tô tại TP.HCM

Đã đến lúc dùng ETC để thu phí đỗ ô tô tại TP.HCM

(PLO)- Việc nhiều người ngang nhiên thu phí đỗ xe ở TP.HCM cho thấy đã đến lúc TP nên áp dụng các giải pháp công nghệ mới để vừa mở rộng số tuyến đường có tổ chức đỗ xe, làm tốt giao thông tĩnh vừa loại trừ được hiện tượng thu tiền riêng…
Xử vắng mặt bà Nhàn AIC xong, thi hành án thế nào?

Xử vắng mặt bà Nhàn AIC xong, thi hành án thế nào?

(PLO)- Trường hợp người phạm tội trốn ra nước ngoài, việc thi hành án hình sự gặp khó, dẫn đến hiệu lực của bản án chưa đạt được do người phạm tội vẫn nhởn nhơ sống ở nước khác.