Phác đồ liều duy trì chủ động (PRD) được ưu tiên điều trị hen phế quản

(PLO)- Đây là kết quả của một nghiên cứu do GSK tài trợ, được khảo sát từ 1.650 bệnh nhân và 1.080 bác sĩ tại 5 quốc gia (Argentina, Mexico, Brazil, Pháp và Ý) trong việc kiểm soát bệnh hen phế quản trong thực hành lâm sàng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy: PRD với ICS/LABA là phác đồ điều trị ưu tiên với 71% bác sĩ được khảo sát lựa chọn phác đồ liều duy trì chủ động (PRD) với corticosteroid dạng hít và chất chủ vận 2 tác dụng kéo dài (ICS/LABA), có hoặc không kèm thuốc cắt cơn. Đây là phác đồ điều trị ban đầu được ưu tiên nhất dành cho bệnh nhân hen phế quản mức độ trung bình đến nặng.

Một nghiên cứu do GSK tài trợ liên quan đến hen suyễn

Một nghiên cứu do GSK tài trợ liên quan đến hen suyễn

Ngoài ra, PRD với ICS/ LABA cũng là lựa chọn ưu tiên của các bác sĩ chuyên khoa hô hấp trong phác đồ ưu tiên điều trị ban đầu dành cho bệnh nhân hen phế quản mức độ trung bình đến nặng. Kết quả cho thấy đây là cách tiếp cận đã được kiểm chứng trong thực hành lâm sàng điều trị hen phế quản.

Trong khi đó, kết quả từ phân tích hậu kiểm nghiên cứu của AUSTRI (một nghiên cứu do GSK tài trợ) cho thấy ở bệnh nhân hen trung bình có tần suất sử dụng thuốc cắt cơn tăng cao hơn vào 2 tuần trước và sau đợt cấp nặng so với bệnh nhân không có đợt cấp nặng. Dữ liệu này cho thấy việc sử dụng thuốc cắt cơn kịp thời có thể giúp cảnh báo cho bác sĩ và bệnh nhân về đợt cấp sắp tới, từ đó thực hiện các kế hoạch hành động để ngăn ngừa đợt cấp.

Hen phế quản là một bệnh lý hô hấp mạn tính, thường gặp ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng từ 1-18% dân số (tuỳ quốc gia). Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người và lấy đi sinh mạng của 3.000-4.000 người/năm. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, những bệnh nhân hen có đợt cấp trong vòng 1 năm trước đó, khoảng 92% bệnh nhân không lên cơn cấp trong thời gian được điều trị với phác đồ ICS-LABA liều duy trì chủ động (PRD).

Được biết, các thông tin chia sẻ nói trên là một phần của Chương trình giáo dục dành cho công chúng do Liên chi Hội hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM và GSK Việt Nam phối hợp thực hiện.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm