Ngày mai (12-1), TAND tỉnh Cà Mau sẽ đưa vụ án bốn bị cáo Đặng Hữu Thời, Lâm Hải Long, Nguyễn Hoài Nam và Lê Phước Trung ra xét xử về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 BLHS 1999.
Đây là phiên tòa phúc thẩm lần thứ hai. Cả bốn bị cáo kêu oan tại các phiên tòa.
Đặc biệt, phiên tòa phúc thẩm lần này, tòa đã triệu tập ba điều tra viên tham gia tố tụng.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 BLHS 1999.
Các bị cáo nói mình bị buộc tội nhầm vì không liên can tới vụ chém người, cũng hoàn toàn không quen biết những kẻ chém người. Thậm chí, Thời còn là nạn nhân bị chém nhầm.
Vụ án xảy ra từ tháng 3-2015. Từ ngày 16-6-2017, các bị cáo được tại ngoại.
Theo cáo buộc, khuya 14-3-2015, Thời và bạn trên đường về nhà thì bị rượt chém ở đầu và vai. Thời về nhà lấy mã tấu và rủ nhóm bạn đi tìm người để chém lại.
Rạng sáng hôm sau, có ba người đi bộ ăn cháo, Thời cầm hung khí chạy qua rượt đánh và chém họ. Khi thấy một người bị thương nặng và phát hiện đã chém nhầm, nhóm Thời rút khỏi hiện trường. Thời bị thương và đi cấp cứu lúc 2 giờ sáng, đến 4 giờ chiều cùng ngày thì trốn bệnh viện về…
Năm 2016, TAND TP Cà Mau xử sơ thẩm lần thứ nhất, kết tội cả bốn bị cáo. Sau đó, bản án này bị TAND tỉnh Cà Mau tuyên hủy để điều tra, xét xử lại do nhiều chứng cứ kết tội mâu thuẫn. Theo tòa, bị cáo Thời vừa bị chém, vừa đi tìm người chém trả thù cùng trong một khoảng thời gian là không phù hợp.
Ngày 25-11-2019, TAND TP Cà Mau xử sơ thẩm, kết án lần thứ hai đối với bốn bị cáo. Cả bốn tiếp tục kháng cáo kêu oan. Các bị cáo cho rằng bị đánh ép nhận tội, đã nhiều lần khiếu nại, tố cáo việc bị bức cung.
Các luật sư bào chữa chỉ ra những vấn đề không ổn của hồ sơ truy tố, đồng thời đề nghị HĐXX lưu tâm để không làm oan người vô tội. Theo các luật sư thì hồ sơ cho thấy đêm 14, rạng sáng 15-3-2015 xảy ra hai vụ chém người gây thương tích.
Vụ thứ nhất xảy ra tại khu vực Cống Nàng Âm, huyện Cái Nước, bị hại là Đặng Hữu Thời, Trần Văn Tổng, Trần Quốc Đẳng. Vụ thứ hai xảy ra tại cổng đô thị Hoàng Tâm, TP Cà Mau, bị hại là các anh Nguyễn Quốc Toàn, Lê Hoàng Khen, Hồ Minh Tiến.
Thời bị cáo buộc chủ mưu trong vụ chém thứ hai nhưng bị cáo có nhiều chứng cứ ngoại phạm. Cụ thể, tại thời điểm ba người trên bị chém, Thời đang bị thương tích và trên đường đi cấp cứu nên không thể mang hung khí đi chém người khác.
Sau khi bị chém, bị cáo Thời được bạn chở về nhà, có người bạn khác đi kè phía sau. Đến nhà, Thời đổi xe, sau đó hai người bạn chở Thời và vợ bị cáo vào BV Cà Mau cấp cứu. Lời khai của Thời về việc này phù hợp với các lời khai của vợ bị cáo và hai người bạn.
Ngoài ra, hồ sơ bệnh án thể hiện Thời nhập viện lúc 2 giờ 5 phút, bị hại Toàn nhập viện lúc 2 giờ 20 phút, chứng tỏ thời điểm bị hại Toàn bị chém thì Thời đang cấp cứu tại bệnh viện...
Đòi bồi thường oan 1 tỉ đồng
Ban đầu công an bắt 7 người. Sau đó hai người được thả vì có chứng cứ ngoại phạm. Đặc biệt là hai người này lại có bản tự khai mô tả hành vi phạm tội của mình và các bị cáo dù khi bị cho là tham gia chém người thì đang làm việc cách hiện trường 150 km và 40 km.
Đáng chú ý nữa là cũng trong vụ án này, Nguyễn Anh Duy sau hai lần bị TAND TP Cà Mau kết án đã được VKS đình chỉ vì không tham gia. Duy đang yêu cầu tòa xin lỗi và bồi thường oan khoảng 1 tỉ đồng.
(PLO)- Hơn 1 tháng rèn luyện trong môi trường quân ngũ, hàng nghìn nam tân binh không chỉ tăng cường thể lực mà còn trưởng thành cả về nhận thức và tác phong.
(PLO)- Tiệc tại nhà là tổ chức sự kiện tại không gian gia đình để đón tiếp khách mời trong không khí riêng tư, ấm cúng. Đặt nấu tiệc tại nhà, nấu đám cưới trọn gói giúp khách hàng tiết kiệm chi phí vì giá dịch vụ hiện nay khá rẻ
(PLO)- Bộ Công Thương nói gì về đường dây sản xuất sữa giả doanh thu 500 tỷ?; Lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân 11 con bò chết bất thường; Nhiều người lao vào đánh nhau vì giành khách ở đèo Hải Vân.
(PLO)- Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội đề nghị dự thảo Luật Dẫn độ quy định cụ thể phương án xử lý trường hợp phía nước ngoài yêu cầu Việt Nam cam kết không áp dụng hình phạt tử hình.
(PLO)-Ngoài hình phạt đối với các bị cáo, đại diện VKS đề nghị Tòa án thu hồi 3 khu đất liên quan Tổng công ty Chè, giao về UBND TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng quản lý.
(PLO)- Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, do đó chuyên gia nhận định cần ban hành Luật Kinh tế số, xây dựng thể chế linh hoạt, đồng bộ, thống nhất.
(PLO)- Sau hơn một ngày xét xử 13 bị cáo trong vụ án sai phạm tại Trung tâm đăng kiểm xe lớn nhất Đồng Nai, Toà quyết định trả hồ sơ để làm rõ hành vi phạm tội của một bị truy tố về tội đưa hối lộ.
(PLO)- Đỗ Nguyên Khang sử dụng các tài khoản mạng xã hội, fanpage để soạn thảo, đăng tải, chia sẻ các bài viết có thông tin sai sự thật, xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc,...
(PLO)- Theo luật sư, chất lượng hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.
(PLO)- HĐXX sơ thẩm xác định ông Lưu Bình Nhưỡng lợi dụng chức vụ quyền hạn tác động đến cá nhân, tổ chức giải quyết có lợi cho người khác để hưởng lợi.
(PLO)- Theo chuyên gia, chứng thực khác với công chứng nên việc không yêu cầu nộp giấy tờ chứng thực vì đã tích hợp trên VNeID không đồng nghĩa với việc bỏ hoạt động công chứng.
(PLO)- Giám đốc, 2 phó giám đốc trung tâm và 10 người khác bị xét xử về các hành vi đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn và làm giả tài liệu.
(PLO)- Cựu Tổng giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam thừa nhận hành vi ký các nghị quyết, hợp đồng, văn bản... chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê, phần vốn góp, quyền góp vốn đối với 3 khu đất vàng.
(PLO)- Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã bổ sung hành vi gây thiệt hại khi thực hiện mô hình kinh doanh mới nếu đã tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.