Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra 3 dự án vốn ODA tại TP.Cần Thơ

(PLO)- Từ lúc khởi công (10-2017), đến nay tổng giá trị khối lượng liên danh nhà thầu đã thực hiện ước chỉ đạt khoảng 21% so với tổng giá trị khối lượng theo hợp đồng xây dựng bệnh viện.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Video: Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra 3 dự án vốn ODA tại TP.Cần Thơ

Sáng 8-7, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra 3 công trình trọng điểm trên địa bàn TP Cần Thơ. Đó là dự án đầu tư xây dựng bệnh viện (BV) Ung bướu TP quy mô 500 giường, dự án Kè sông Cần Thơ và dự án cầu Trần Hoàng Na.

Tại dự án BV Ung bướu, báo cáo của UBND TP Cần Thơ cho hay: Dự án có quy mô 500 giường, tổng mức đầu tư được phê duyệt hơn 1.727 tỉ đồng, trong đó, vốn vay ODA của Chính phủ Hungary chiếm 80,66%.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (bìa phải) dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra dự án BV Ung bướu TP Cần Thơ. Ảnh: CHÂU ANH

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (bìa phải) dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra dự án BV Ung bướu TP Cần Thơ. Ảnh: CHÂU ANH

Dự án được khởi công vào tháng 10-2017, tuy nhiên, đến nay tổng giá trị khối lượng liên danh nhà thầu đã thực hiện ước đạt khoảng 21% so với tổng giá trị khối lượng theo hợp đồng.

Cạnh đó, Hiệp định vay của dự án đã được ký kết lần hai giữa Bộ Tài chính và ngân hàng Eximbank Hungary cũng đã hết hạn từ tháng 7-2022.

Nguyên nhân tiến độ triển khai giải ngân vốn bị chậm là do vướng mắc về hợp đồng thương mại ký kết giữa nhà thầu Hungary và chủ dự án là Sở Y tế TP Cần Thơ.

Đến nay tổng giá trị khối lượng liên danh nhà thầu đã thực hiện ước đạt khoảng 21% so với tổng giá trị khối lượng theo hợp đồng dự án xây dựng bệnh viện Ung bướu Cần Thơ. Ảnh: CHÂU ANH

Đến nay tổng giá trị khối lượng liên danh nhà thầu đã thực hiện ước đạt khoảng 21% so với tổng giá trị khối lượng theo hợp đồng dự án xây dựng bệnh viện Ung bướu Cần Thơ. Ảnh: CHÂU ANH

Theo đó, cả hai bên không đạt được thống nhất về phương thức xác định hàng hóa xuất xứ Hungary và danh mục hàng hóa, thiết bị y tế để đảm bảo tỉ lệ xuất xứ Hungary tối thiểu 50% theo quy định tại Hiệp định khung.

Từ những khó khăn đang tồn tại, UBND TP Cần Thơ đề xuất ra hai phương án để giải quyết.

Cụ thể, phương án 1 là tiếp tục thực hiện dự án với nguồn vốn vay ODA Hungary.

Ở phương án này, Sở Y tế TP phải xác định giá trị khối lượng công việc mà liên danh nhà thầu đã thực hiện theo hợp đồng EPC. Đồng thời, xác định giá trị phần khối lượng công việc còn lại làm cơ sở triển khai các thủ tục tiếp theo. Sau đó, tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng mới, từ đó, Bộ Tài chính sẽ tiến hành các thủ tục đàm phán với nhà tài trợ về Hiệp định khung và Hiệp định vay mới cho dự án.

UBND TP Cần Thơ đề xuất ra hai phương án để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại của dự án BV Ung bướu TP. Ảnh: CHÂU ANH

UBND TP Cần Thơ đề xuất ra hai phương án để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại của dự án BV Ung bướu TP. Ảnh: CHÂU ANH

Phương án 2 là xin chủ trương dừng sử dụng vốn vay ODA của Hungary.

Nếu được chấp thuận, UBND TP Cần Thơ đề nghị xin vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác cho phần còn lại của dự án.

Trong trường hợp ngân sách không hỗ trợ để triển khai dự án, Cần Thơ đề nghị sử dụng phần vốn đối ứng còn lại của dự án để thực hiện hoàn chỉnh phần xây lắp, cũng như thanh toán cho khối lượng dở dang nhà thầu đang thực hiện. Sau đó, tiếp tục xin bổ sung nguồn vốn trong giai đoạn tiếp theo, thực hiện phân kỳ đầu tư.

+ Ở dự án Kè sông Cần Thơ, theo đó dự án có 4 gói thầu, khởi công vào năm 2020, đến nay, tổng giá trị thực hiện ước đạt khoảng 77%.

Đến nay, dự án còn 27 hộ chưa bàn giao mặt bằng do chưa được bố trí tái định cư, một số hộ còn khiếu nại về giá bồi thường.

Dự án hiện đang gặp khó về vốn, do hạn rót vốn ODA đã kết thúc hồi 30-4, hiện chủ đầu tư không thể tiến hành thủ tục xin rót vốn để giải ngân.

Để giải quyết vướng mắc đang tồn tại, UBND TP đề xuất Bộ Tài chính xem xét, thống nhất trình Chính phủ chấp thuận gia hạn thời hạn rút vốn theo phương án do AFD đề xuất. Theo đó, thời hạn rót vốn là cuối tháng 12-2023, thời hạn giải trình vốn là cuối tháng 12-2023, tổng số vốn đề nghị rót khoảng 125,8 tỉ đồng.

Dự án cầu Trần Hoàng Na thuộc dự án phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị có tổng mức đầu tư hơn 791,4 tỉ đồng, khởi công hồi tháng 9-2020, hết hạn thực hiện hợp đồng vào ngày 18-7-2023. Tuy nhiên, hiện dự án khoảng 80,5%, dự kiến gia hạn đến tháng 11-2023.

Dự án cầu Trần Hoàng Na thuộc dự án phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị khởi công hồi tháng 9-2020, hết hạn thực hiện hợp đồng vào ngày 18-7-2023, dự kiến gia hạn đến tháng 11-2023. Ảnh: CHÂU ANH

Dự án cầu Trần Hoàng Na thuộc dự án phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị khởi công hồi tháng 9-2020, hết hạn thực hiện hợp đồng vào ngày 18-7-2023, dự kiến gia hạn đến tháng 11-2023. Ảnh: CHÂU ANH

Theo đánh giá, dự án vẫn đang tồn tại nhiều vướng mắc, như: công tác giải ngân từ nhà thầu chính cho các nhà thầu phụ vẫn chưa kịp thời đáp ứng dòng tiền để đẩy nhanh tiến độ công trình. Ngoài ra, nhà thầu chính đứng đầu liên danh Cienco 1 thiếu chủ động trong tập hợp, điều hành các nhà thầu phụ để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Cạnh đó, đơn vị tư vấn giám sát, quản lý hợp đồng chưa chủ động tư vấn kịp thời cho chủ đầu tư và đơn vị thi công giải quyết những tồn tại, cũng như xử lý các nhà thầu thi công chậm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm