‘Vấn đề giáo viên nghỉ việc cũng tương tự tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc vừa qua’

(PLO)- “Qua tiếp xúc cử tri, nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non phản ánh họ phải đi sớm về muộn. Nhưng thu nhập lại không bằng lao động phổ thông"- bà Nguyễn Thị Việt Nga. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ, vấn đề giáo viên nghỉ việc cũng tương tự như trường hợp của nhân viên y nghỉ việc tế thời gian qua.

Theo bà Nga, công việc của giáo viên áp lực lớn, đặc biệt là ở cấp học Mầm non và Tiểu học. Đặc biệt là giáo viên mầm non, thời gian dành cho công việc nhiều, đối tượng học sinh lại rất nhỏ.

“Qua tiếp xúc cử tri, nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non phản ánh họ phải đi sớm về muộn. Nhưng thu nhập lại không bằng lao động phổ thông.

Họ vừa phải đảm bảo an toàn, vừa phải nuôi dạy kiến cho trẻ nhưng khi xảy ra sự cố không mong muốn thì phải hứng chịu rất nhiều búa rìu dư luận.

Trong khi thu nhập ít ỏi, chưa tương xứng với công sức họ bỏ ra so với mặt bằng chung của xã hội.

Nhìn tổng thể trên cả nước, ở cấp học nào cũng thiếu giáo viên. Tình trạng bỏ việc như hiện nay khiến việc thiếu giáo viên càng trở nên nan giải hơn.

Đặc biệt là thời điểm này, chúng ta đang triển khai chương trình SGK mới, nếu đội ngũ giáo viên thiếu sẽ rất khó triển khai, đồng thời khó đảm bảo được chất lượng giáo dục”- bà Nga lo ngại.

Từ những lý do trên, bà Nga cho rằng cần phải nhìn nhận vấn đề nghiêm túc và đưa ra các giải pháp để tháo gỡ.

Theo bà, nếu như nguyên nhân đến từ thu nhập thì cần tìm cách để có sự cải thiện về chế độ chính sách dành cho giáo viên.

Còn về áp lực công việc, cần có giải pháp tổng thể và toàn diện. Ví dụ như: Phát triển thêm hệ thống các trường ngoài công lập để chia sẻ gánh nặng với hệ thống các trường giáo dục công lập.

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, về việc viên chức nghỉ việc, hiện nay Bộ Nội vụ đang yêu cầu các địa phương báo cáo.

Theo ông Đức, có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể một phần do áp lực, thu nhập…

“Bộ GD&ĐT đã có tham mưu với Bộ Nội vụ để trình Chính phủ giải pháp về tiền lương, trong đó có sự cải thiện đáng kể. Nhưng phê duyệt hay không thì phải do các cơ quan chức năng liên quan, Bộ GD&ĐT không có thẩm quyền quyết định.

Về phần mình, chúng tôi cố gắng bồi dưỡng, tạo môi trường làm việc tốt nhất để giáo viên yên tâm làm việc”- ông Đức nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm