VKS đề nghị mức án với 7 cựu thanh tra giao thông tội nhận hối lộ, cao nhất 20 năm tù

(PLO)- Hành vi phạm tội của 49 bị cáo thuộc nhóm đưa hối lộ vừa đáng thương vừa đáng trách; lẽ ra các bị cáo phải tố cáo nhưng lại tiếp tay với các thanh tra giao thông nhận hối lộ…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam

Sáng 15-10, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục xét xử 7 bị cáo là cựu thanh tra giao thông Sở GTVT về tội nhận hối lộ và 48 người khác về tội đưa hối lộ.

Trước đó, trong ngày 14-10, HĐXX đã thông báo sẽ tạm dừng xét xử đối với bị cáo Trần Ngọc Nam (tội đưa hối lộ) để trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Do đó, trước khi bắt đầu xét xử, HĐXX đã mời bị cáo Nam lên phía trước để nghe công bố quyết định và cho phép bị cáo ra về, không tham dự phiên tòa.

Số bị cáo trong nhóm bị xét xử về tội đưa hối lộ chỉ còn 48 người.

Cựu thanh tra giao thông lợi dụng chức vụ nhận tiền hối lộ

Mở đầu phần tranh luận, đại diện Viện KSND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu công bố luận tội. Theo VKS, quá trình điều tra và xét hỏi tại phiên tòa những ngày qua có đủ căn cứ để buộc tội các bị cáo ở 2 nhóm nhận hối lộ gồm 7 cựu thanh tra giao thông và 49 bị cáo phạm tội đưa hối lộ.

Theo VKS, qua quá trình điều tra và tại phiên tòa có thể nhận thấy rõ, 7 cựu thanh tra giao thông đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để nhận tiền của người đưa hối lộ bằng nhiều hình thức khác nhau.

7 cựu thanh tra giao thông bị đưa ra xét xử về tội nhận hối lộ; 48 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về tội đưa hối lộ. Video: TRÙNG KHÁNH

Cụ thể, thanh tra viên nhận tiền của các doanh nghiệp, người kinh doanh có các xe vận tải lưu thông trên các địa bàn huyện, thành phố, thị xã (trừ huyện Côn Đảo) nhằm bỏ qua các lỗi vi phạm khi dừng kiểm tra xử lý các phương tiện của các bị cáo phạm tội đưa hối lộ.

Vien-kiem-sat.JPG
Đại diện VKS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu công bố luận tội các bị cáo. Ảnh: TK

Suốt phiên tòa, nội dung các lời khai lẫn tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ đều thể hiện các doanh nghiệp có xe lưu thông chở quá tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh đều bị làm khó. Các thanh tra viên cũng đã vi phạm các trường hợp được phép dừng xe. Ngoài ra, có những trường hợp các bị cáo đưa hối lộ chủ động gọi điện thoại cho các thanh tra viên khi xử lý bị các thanh tra viên thường xuyên gây khó dễ...

Từ những phân tích trên có thể khẳng định 7 bị cáo là thanh tra viên phạm tội nhận hối lộ thông qua lợi dụng chức vụ quyền hạn, sử dụng chức vụ quyền hạn mà mình được giao để nhận về những quyền lợi vật chất từ người đưa hối lộ. Cụ thể ở đây là nhận tiền hàng tháng, liên tục với tổng số tiền rất lớn - trên 5 tỉ đồng. Việc nhận tiền này nhằm mục đích không kiểm tra các xe lưu thông của người đưa hối lộ hoặc có kiểm tra nhưng không xử phạt hoặc xử phạt nhẹ.

Các bị cáo nhận tiền trong bối cảnh cả nước chung tay phòng chống dịch COVID-19, các cá nhân, doanh nghiệp là những người làm ăn lương thiện, có chăng trong lúc kinh doanh có vi phạm hành chính như xe quá khổ, quá tải hoặc để rơi vãi hàng hóa ra đường. Nhưng các bị cáo đây làm họ vừa mất tiền vừa vướng vào vòng pháp lý.

Do đó, hành vi của các thanh tra viên ở đây là hết sức nguy hiểm, đáng bị lên án, gây bức xúc trong cộng đồng cá nhân, doanh nghiệp, bức xúc trong toàn xã hội...

Bị cáo Lâm Hữu Trí bị đề nghị mức án 20 năm tù

Theo VKS, trong số 7 bị cáo thì bị cáo Lâm Hữu Trí - thanh tra viên nhận tiền nhiều lần nhất, số tiền nhận lớn nhất; do đó cần xử phạt bị cáo một mức án nghiêm khắc.

Đối với nhóm 49 bị cáo phạm tội đưa hối lộ lẽ ra sau khi bị dừng xe, kiểm tra, có yêu cầu chung chi gửi tiền hàng tháng, các bị cáo nếu có đơn tố cáo thì có lẽ sẽ không phải đứng trước phiên tòa với tư cách bị cáo như ngày hôm nay. VKS cũng rất hiểu và chia sẻ, các bị cáo đều là những công dân lương thiện, thậm chí có nhiều bị cáo còn có đóng góp tích cực cho xã hội, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen...

Tuy nhiên, hành vi của các bị cáo khi đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự thì các bị cáo vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

VKS đề nghị mức án với 7 cựu Thanh tra Giao thông tội nhận hối lộ, cao nhất 20 năm tù
Các bị cáo là cựu thanh tra giao thông Sở GTVT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại phiên tòa sáng 15-10. Ảnh: TRÙNG KHÁNH

Có thể nói hành vi phạm tội của 49 bị cáo thuộc nhóm đưa hối lộ vừa đáng thương vừa đáng trách, vừa mất tiền và vừa gián tiếp đẩy các bị cáo vào vòng lao lý. Lẽ ra các bị cáo phải tố cáo nhưng ở đây các bị cáo lại đồng thuận, tiếp tay với các thanh tra giao thông nhận hối lộ…

Tuy nhiên, pháp luật luôn có tính khoan hồng, với các trường hợp chưa đến mức phải xử lý hình sự đều được đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Từ đó, đối với nhóm bị cáo bị xét xử về tội nhận hối lộ, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Lâm Hữu Trí 20 năm tù, Trần Văn Dũng 11-13 năm tù, Phạm Văn Dương 10-12 năm tù, Trần Văn Minh 9-11 năm tù, Trần Ngọc Huệ và Võ Thanh Liêm mỗi bị cáo 7-9 năm tù, Nguyễn Đức Tú 6-7 năm tù.

Ở nhóm 48 bị cáo đưa hối lộ, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Cường 5-7 năm tù. Đây là bị cáo đã chuyển số tiền đưa hối lộ lớn nhất với 19 lần chuyển khoản, tổng số tiền là 781 triệu đồng.

Ngoài ra, VKS cũng đề nghị mức án với 47 bị cáo khác, trong khoảng 2-3 năm tù. Trong số này, 33 bị cáo được VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

Phiên tòa đang tiếp tục diễn ra phần tranh luận.

Luật sư đề nghị xem xét lại vai trò của Lâm Hữu Trí

Sau khi VKS công bố luận tội, phiên tòa bước vào phần tranh luận. Mở đầu phần tranh luận, luật sư Lê Ngô Trung (Đoàn Luật sư TP.HCM) đã phát biểu quan điểm bào chữa cho bị cáo Lâm Hữu Trí.

Luat-su-Trung.JPG
Luật sư Lê Ngô Trung (đứng) phát biểu quan điểm bào chữa cho bị cáo Lâm Hữu Trí - thanh tra viên. Ảnh: TRÙNG KHÁNH

Theo luật sư Trung, ông tập trung để đánh giá về vai trò, vị trí của bị cáo Trí trong vụ án để HĐXX xem xét. Bởi khi bắt đầu, vụ án được gọi với tên vụ án đưa và nhận hối lộ xảy ra tại Thanh tra giao thông tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhưng khi phiên tòa diễn ra thì đây là vụ án Lâm Hữu Trí và đồng phạm.

"Tuy bị cáo Trí thừa nhận hành vi phạm tội nhưng với sự thay đổi cách nhìn nhận như vậy, liệu có sự ảnh hưởng đến vai trò, vị trí của bị cáo Trí trong vụ án" - luật sư đặt vấn đề

Luật sư Trung cho rằng lời khai các bị cáo khác và quá trình diễn ra phiên tòa cho thấy bị cáo Trí chỉ là một thanh tra viên; việc dừng phương tiện nào, kiểm tra phương tiện nào đều do Đội trưởng quyết định. Điều này chứng tỏ rằng với chức trách, nhiệm vụ thanh tra viên, bị cáo Trí không có quyền quyết định tiếp theo cho xe qua hay không hay xử lý thế nào...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm