‘Quan chức có 4-5 nhà, toàn người thân đứng tên’

Ngoài ra, nhiều đại biểu còn mong muốn mở rộng đối tượng kê khai sang cả người thân của người phải kê khai tài sản.

Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt cho rằng ý kiến đó còn gặp phải nhiều phản biện. “Nếu mở rộng đối tượng kê khai tài sản ra người thân quan chức thì có ý kiến cho rằng cần phải tính toán lại, rằng người thân nhiều quá thì quản lý thế nào được. Nhưng theo tôi, nếu thực sự muốn quản lý thì phải kê khai, quản lý người thân quan chức. Quan chức có 4-5 cái nhà, có bao giờ lấy tên mình, vợ mình đâu, toàn lấy tên người thân cả. Mà người thân họ làm doanh nghiệp hay làm việc khác thì ai được quyền hỏi người ta. Người ta không phải đối tượng phải kê khai. Nhưng thực tế cho thấy đó là kẽ hở để quan chức đưa tài sản cho người thân. Mình biết có nhiều quan chức đưa tài sản cho người thân của mình nhưng không làm sao xử lý được vì không có quy định. Hỏi những người được chuyển giao, họ nói họ không phải đối tượng kê khai tài sản, họ làm ra đấy, nếu làm sai thì bắt đi nhưng làm sao mà bắt được”.

Theo ông Đạt, những vấn đề tồn tại đó sẽ cần phải có phương án giải quyết nhưng để chống tham nhũng thì quan chức phải chấp nhận những ràng buộc như thế, còn không thì đừng làm quan chức.

Về ý kiến cho rằng việc đánh thuế 45% tài sản bất minh là hợp pháp cho tham nhũng, ông Đạt cho rằng đây là lập luận sai. Bởi cơ quan chức năng phát hiện là tài sản tham nhũng sẽ khởi tố, tịch thu, không loại trừ trách nhiệm hình sự.

Ông cho rằng sắp tới phải có cơ quan chuyên về quản lý, lưu trữ, thẩm định, xác minh việc kê khai tài sản và chịu trách nhiệm về việc này. “Thời gian qua giao các địa phương, bộ, ngành, phát hiện quá ít các trường hợp kê khai không trung thực” - ông nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm