Chị Lan cùng hai con là nạn nhân của trận mưa lịch sử ở Quảng Ninh.
“Đây là sự việc đau lòng. Gia đình nạn nhân khó khăn do hai vợ chồng là công nhân tại khu mỏ gần đó. Chiều 27-7, theo nguyện vọng của gia đình, UBND tỉnh chỉ đạo UBND TP Cẩm Phả hỗ trợ gia đình đưa thi thể của ba mẹ con nạn nhân về quê Nam Định. Ở Cẩm Phả, việc khắc phục hậu quả cơ bản đã xong, không có thiệt hại thêm” - ông Vũ Văn Hợp, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCMchiều 27-7.
Trước đó, mưa lớn kéo dài hai ngày 25 và 26-7 khiến hầu hết địa bàn như TP Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả, Vân Đồn, Hoành Bồ đều bị ngập úng nghiêm trọng. Có nơi ngập đến 2 m. Nhiều vùng trên địa bàn Cẩm Phả và Vân Đồn bị cô lập khiến hàng trăm hộ dân phải sơ tán. Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh trong trận mưa này có ba người chết.
Cơ quan chức năng phải phá vai tràn của hồ Nhà Thạch (huyện Vân Đồn) để tăng khả năng tháo nước, tránh nguy cơ vỡ đập chứa 15.000 m3 nước. Mưa lớn cũng làm nhiều đoạn kè, mái taluy cầu bị sạt… và chia cắt nhiều khu vực của huyện Vân Đồn. Mưa to đã làm bị thương một người, cuốn trôi một ô tô bán tải (ở TP Cẩm Phả); gây ngập úng cho 200 hộ dân, xô đổ một căn nhà, sạt lở nhiều taluy đường… (ở TP Hạ Long).
TP Hạ Long ngập nặng sau cơn mưa. Ảnh: QN
Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đánh giá đây là đợt mưa lớn nhất trong vòng 40 năm qua xảy ra ở tỉnh, đồng thời gặp lúc triều cường nên gây ra ngập lụt lớn.
Đến chiều 27-7, giao thông ở Cẩm Phả vẫn tê liệt và chia cắt nhiều với nhiều vùng. Tại nút giao với quốc lộ 18A, tại điểm nối giữa Hạ Long và Cẩm Phả bị tắc nghẽn nhiều giờ. Nhiều người dân địa phương đã đem thuyền, xe tự chế ra chở người, xe máy với giá từ 50.000 đồng/xe/người. Nước chưa rút thì chiều tối mưa lớn lại tiếp tục ở Cẩm Phả.
Cũng tại Cẩm Phả, mưa lớn khiến bãi chứa xỉ than bị vỡ. Hàng ngàn khối bùn tràn vào nhà dân. Nhiều người dân hô hoán tháo chạy hoảng loạn, không kịp mang theo tài sản gì. Đến chiều 27-7, bùn vẫn ngập trên diện rộng và có nơi bùn phủ tận nóc nhà dân với chiều sâu 2-3 m. Sau sự cố, chính quyền đã di dời khẩn cấp gần 100 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.UBND TP Cẩm Phả cũng tạm thời hỗ trợ mỗi hộ 2 triệu đồng cùng quần áo, lương thực.
Mưa lớn kéo dài, gió cấp 6-7 làm biển động mạnh khiến 1.600 khách du lịch đang ở các đảo Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh) không thể vào bờ. Theo thống kê, ở huyện Cô Tô có khoảng 1.500 khách du lịch đang lưu trú trên đảo do tình hình thời tiết xấu. Tàu, thuyền bị cấm hoạt động nên du khách chưa về đất liền được. UBND huyện Cô Tô đã động viên du khách, vận động các nhà nghỉ, khách sạn giảm giá phòng 30%-50%, đồng thời đề nghị người dân, du khách tuyệt đối không ra ngoài để đảm bảo an toàn. Tương tự, có khoảng 100 du khách đang mắc kẹt ở Khu du lịch Cát Vân Hải ở xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Dự kiến hôm nay (28-7), nếu mưa tạnh, gió giảm thì các huyện sẽ bố trí tàu, thuyền đưa du khách vào bờ.
Lũ ở miền Tây lên nhanh Ngày 27-7, mực nước khu vực đầu nguồn sông Cửu Long tại thị xã Tân Châu và TP Châu Đốc (An Giang) lên nhanh và có diễn biến phức tạp. Dự báo trong 1-3 ngày tới, mực nước ở khu vực đầu nguồn sông Cửu Long tại khu vực trên sẽ lên nhanh, bình quân 8-12 cm/ngày. Ông Lưu Văn Ninh, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn An Giang, trả lời trên vietnamplus cho biết đến ngày Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp đi qua khu vực Bắc Bộ, từ ngày 25-7 ở Bắc Bộ đã có mưa vừa, có nơi mưa rất to. Trong ngày 27 và đêm 27-7, mưa tiếp tục ở Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa nhiều nơi... Mưa kéo dài nhiều ngày khiến các tỉnh Lai Châu, Sơn La bị sạt lở đất ở nhiều khu vực, làm hàng chục ngôi nhà hư hỏng. Ở Điện Biên, tuyến quốc lộ 4H dài hơn 100 km chạy qua huyện Mường Chà đến Mường Nhé có gần 70 điểm sạt lở. Mưa lớn cũng gây sạt lở nghiêm trọng ở nhiều khu vực của các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La (Sơn La)… |