S-400 được triển khai toàn cầu, Mỹ đứng ngồi không yên

Theo đó, Ấn Độ sắp sửa mua bốn hệ thống S-400 từ Nga và sẽ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc sở hữu loại vũ khí này. Ngoài ra, Iran cũng đã bắt đầu mua một biến thể của S-300.

Theo biên tập viên mục quốc phòng Dave Majumdar của the National Interest, “hai hệ thống S-400 và người tiền nhiệm S-300 là những mẫu có tính cơ động cao, được kết nối với nhau để bảo vệ các khu vực rộng lớn. Những loại vũ khí như vậy có thể che chắn hiệu quả một khu vực rộng lớn khỏi các máy bay chiến đấu phổ thông".

. S-400 là hệ thống phòng không thế hệ kế tiếp của Nga, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không trong khoảng cách cực xa.

Theo một chuyên gia thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ, "đây là một bước ngoặt lớn đối với các dòng máy bay thế hệ thứ tư như F-15, F-16 và F/A-18. Thứ này (S-300 và S-400) là một con mãnh thú và bạn không muốn đến gần nó chút nào." 

Tác giả Majumdar kết luận đây sẽ là khó khăn cực kỳ nghiêm trọng cho bất kỳ loại máy bay nào ngoại trừ những chiếc máy bay ném bom và tàng hình tối tân nhất: "Chỉ có các loại máy bay F-22, F-35 và máy bay ném bom tàng hình B-2 mới có thể hoạt động trong khu vực được các loại vũ khí này bảo vệ. Nhưng đây vẫn sẽ là thách thức không nhỏ cho các loại máy bay này nếu có đủ số lượng S-300 và S-400 hoạt động chung trong một hệ thống tích hợp."
Hệ thống tổ hợp tên lửa phòng không S-400 là hệ thống phòng không thế hệ kế tiếp của Nga, có khả năng trang bị ba loại tên lửa khác nhau để tiêu diệt các mục tiêu trên không trong tầm từ ngắn đến cực xa.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới