"Việc xử lý trách nhiệm, quy trách nhiệm cho ai, mức độ như thế nào, chúng tôi chờ chỉ đạo của các cơ quan cấp trên” - ông Dũng nói. Hiện bộ này đang phối hợp với các cơ quan Quốc hội (QH) lên kế hoạch và tiến hành sửa đổi BLHS.
Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính Nguyễn Thị Kim Thoa bổ sung Ủy ban Tư pháp đã có công văn chính thức đề nghị Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo nghị quyết của QH. Theo đó, Chính phủ sẽ là cơ quan chủ trì soạn thảo, bộ trưởng Bộ Tư pháp là trưởng ban soạn thảo.
Tuy nhiên, Bộ đã có công văn gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý gửi Ủy ban Pháp luật đề nghị UBTVQH quyết định. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, UBTVQH là cơ quan trình, Bộ Tư pháp chỉ là cơ quan tham gia.
Liên quan đến việc xem xét thu hồi chứng chỉ luật sư (LS) của ông Cao Văn Hùng, nguyên điều tra viên chính vụ án oan của ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Nguyễn Thị Mai cho biết Luật LS quy định rõ cơ sở pháp lý để thu hồi chứng chỉ hành nghề LS.
Sau vụ việc của ông Huỳnh Văn Nén, Cục Bổ trợ tư pháp đã gửi văn bản tới Đoàn LS tỉnh Bình Thuận, gửi Hạt Kiểm lâm Hàm Thuận Bắc xác minh thông tin liên quan đến ông Hùng.
“Chúng tôi đang xem xét giải quyết dứt điểm vụ việc này. Ngay khi có đầy đủ các căn cứ theo đúng quy định của Luật LS, chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục và thông báo công khai” - bà Mai thông tin.
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng sau đó đề nghị hạn cuối là kỳ họp quý III phải có câu trả lời rõ ràng về việc này.
Sáu tháng đầu năm 2016, Bộ Tư pháp đã kiểm tra theo thẩm quyền hơn 1.440 văn bản, bước đầu phát hiện 58 văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành. Bộ đã thẩm định 151 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, 61 điều ước quốc tế; góp ý 447 dự thảo văn bản. Bộ Tư pháp đã hoàn thành thẩm định 50/50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, qua đó đề nghị cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. |