Sau khi ăn trái mận, bé trai 7 tháng tuổi phải đi cấp cứu

(PLO)-  Sau khi ăn trái mận, bé trai ho, khó thở phải đưa đến bệnh viện cấp cứu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 18-5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cho biết bé LMT (7 tháng tuổi, ngụ ở TP Phan Rang - Tháp Chàm) đã được xuất viện sau khi gắp dị vật đường thở ra ngoài.

Những miếng mận được các bác sĩ gắp ra. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Những miếng mận được các bác sĩ gắp ra. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trước đó, chiều 15-5, bé T. được gia đình đưa vào Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, trong tình trạng khó thở, thở nghe ran rít. Gia đình bé cho hay bé T. ho, khó thở sau khi ăn trái mận.

Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé có dị vật trong đường hô hấp. Kíp trực tiến hành thực hiện thủ thuật Heimlich để tống dị vật ra ngoài nhưng không thành công.

Lúc này, bé T. diễn tiến thở nặng hơn, có dấu hiệu tím tái. Kíp trực nhanh chóng đặt dụng cụ gắp dị vật ra ngoài, bé thở được và hồng hào, khỏe mạnh trở lại.

Bé T. đã khỏe mạnh và xuất viện sau khi được gắp dị vật kịp thời. Ảnh: BVCC

Bé T. đã khỏe mạnh và xuất viện sau khi được gắp dị vật kịp thời. Ảnh: BVCC

Theo BS Quảng Đại Hồng, Trưởng Khoa Cấp cứu, dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi, do vật lạ rơi vào đường thở gây hẹp hoặc tắc hoàn toàn đường thở. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề như tổn thương não không hồi phục, thậm chí gây tử vong.

Để phòng tránh trẻ bị hóc dị vật, nên để các vật dụng có thể gây nguy hiểm xa tầm với của trẻ. Nhất là những vật dụng tròn và trơn dễ rơi vào đường thở.

Ngoài ra, không được ép trẻ ăn, uống khi đang khóc hoặc không nên nô đùa khi có thức ăn trong miệng, không cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như lạc (đậu phộng), thạch, nhãn...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm