Sơ hở của bị hại không là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo

TAND TP.HCM xử phúc thẩm đã bác các kháng cáo xin giảm án y án bốn năm tù đối với bị cáo Trịnh Nguyễn Huỳnh Thương (sinh năm 1997 tại Cà Mau) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hội đồng xét xử đồng tình với bản án TAND quận 1 (TP.HCM) đã tuyên là đúng người đúng tội không oan sai và không có tình tiết gì mới để xem xét giảm án cho bị cáo.
Trước đó, tại phiên xử sơ thẩm, luật sư cho rằng VKS truy tố bị cáo theo khoản 2 điều 174, Bộ luật Hình sự là quá nặng. Sau khi bị tố giác, gia đình đã nộp khắc phục hậu quả, chấm dứt việc gây thiệt hại nên không còn người bị hại Ngoài ra, phía công ty bị hại cũng có lỗi, kích thích lòng tham và tạo điều kiện phạm tội.
Không đồng tình, tòa cho là việc khắc phục hậu quả không có nghĩa là không còn bị hại. Sự sơ hở của bị hại nếu có không là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Hồ sơ thể hiện Thương là nhân viên kinh doanh của một công ty tài chính từ 20-2-2020. Làm việc được 2 tháng, Thương nghỉ việc và ũng đúng hai tháng sau Thương bắt đầu việc lừa đảo công ty. Vì quá trình làm việc Thương biết quy trình vay tín chấp qua ứng dụng di động của công ty.
Ngày 20-6-2020, Thương điện thoại đến tổng đài công ty dùng thông tin của khách hàng đã từng vay tiền do mình quản lý vay tín chấp 130 triệu đồng. Thương yêu cầu thay đổi thông tin nhận mã OTP giải ngân từ số điện thoại của khách này sang số điện thoại của mình. Đến ngày 29-6-2020 Thương nhờ bạn mở tài khoản mang tên của khách hàng đó tại một ngân hàng. Sau đó, Thương đăng ký dịch vụ internet Banking cho tài khoản này và cung cấp cho công ty để giải ngân vào đó. Nhận được tiền, Thương chuyển tiền qua tài khoản mình rồi rút trả nợ và tiêu xài cá nhân hết.
Đến ngày 2-11-2020 Thương bị công an quận 1 bắt tạm giam. Qúa trình điều tra những người giúp Thương mở tài khoản không biết việc Thương dùng để phạm tội, không biết thương giả chữ ký để mở tài khoản…
Ngày 19-7-2020 cha của Thương đã nộp số tiền 130 triệu để khắc phục hậu quả.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm