Ngày 22-4, nghi lễ kéo co ngồi (di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO vinh danh ngày 2-12-2015) đã diễn ra tại phường Thạch Bàn, huyện Gia lâm, Long Biên (Hà Nội).
Nghi lễ kéo co ngồi là tập quán xã hội, tín ngưỡng có từ lâu đời trong hội làng Cự Linh - xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm xưa - nay là cụm Ngọc Trì phường Thạch Bàn, quận Long Biên.
Các đội vào đình hành lễ. Ảnh: VIẾT THỊNH |
Cột trụ thường là gỗ lim to như cột đình, được chôn sâu dưới đất để làm điểm tựa. Trên thân cột được đục một lỗ tròn ngang đầu gối người lớn để luồn dây song. Những người ngồi đầu mỗi đội chơi thường lấy chân đạp vào cột để tăng sức kéo.
Mỗi đội kéo co từ 15, 17 hoặc 19 người tùy theo từng năm và có một tổng cờ. Trai kéo co cởi trần, mặc quần ngắn, buộc thắt lưng đỏ, đầu chít khăn đỏ in tên từng mạn.
Theo tư liệu, trò kéo co ngồi đã có từ năm 1938. Nghi thức kéo co ngồi được tổ chức trong lễ hội đền Trấn Vũ vào ngày mùng 3-3 âm lịch hằng năm với ba mạn tham gia: Mạn Chợ, mạn Đường và mạn Đìa.
Nam giới cởi trần, mặc quần ngắn, buộc thắt lưng đỏ, đầu chít dây đỏ. Tổng cờ mặc áo đỏ, khăn đỏ. Trước khi kéo co, 3 mạn mang lễ vật làm lễ trình đức thánh tại sân đền. Sau khi làm lễ mới bắt đầu kéo co.
Dây kéo co được làm bằng dây song có độ dài 25m-30m, đường kính 5 cm, đầu và ngọn bằng nhau. Cột kéo co làm bằng gỗ lim, được sơn đỏ và chôn chặt trên nền đất.
Điểm độc đáo của nghi lễ này là các đội ngồi bệt xuống đất, lấy gót chân làm điểm tựa để kéo. Thông qua nghi lễ kéo co ngồi, người dân cầu cho mưa thuận, gió hòa và mùa vụ bội thu.
Sự kiện luôn thu hút sự quan tâm và cổ động nhiệt tình của người dân địa phương. Ảnh: VIẾT THỊNH. |
Song mây (một loại cây dẻo dai và chắc chắn) được dùng để làm dây kéo co. Ảnh: VIẾT THỊNH. |
Mỗi đội kéo co từ 15, 17 hoặc 19 người tùy theo từng năm và có một tổing cờ. Trai kéo co cởi trần, mặc quần ngắn, buộc thắt lưng đỏ, đầu chít khăn đỏ in tên từng mạn. Ảnh: VIẾT THỊNH. |
Cột trụ thường là gỗ lim to như cột đình, được chôn sâu dưới đất để làm điểm tựa. Trên thân cột được đục một lỗ tròn ngang đầu gối người lớn để luồn dây song. Những người ngồi đầu mỗi đội chơi thường lấy chân đạp vào cột để tăng sức kéo. Ảnh: VIẾT THỊNH. |
Đây không phải là trò chơi mà là khát vọng của một nghi lễ cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, nhân dân hạnh phúc, xóm làng yên vui. Ảnh: VIẾT THỊNH. |
Đội chiến thắng nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của những người chứng kiến. Ảnh: VIẾT THỊNH. |
Trai tráng ở Thạch Bàn, Long Biên thực hiện nghi lễ kéo co ngồi. : VIẾT THỊNH |