Tác hại của chất tạo màu thực phẩm đối với sức khỏe

(PLO)- Việc sử dụng quá nhiều chất tạo màu thực phẩm có thể gây hại đối với sức khỏe tổng thể, ngay cả trong giới hạn cho phép.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Màu thực phẩm tổng hợp là chất hóa học được thêm vào thực phẩm để cải thiện hình thức và sức hấp dẫn của món ngon. Nên tránh thực phẩm nhuộm màu để ngăn ngừa các nguy cơ về sức khỏe như dị ứng hoặc thậm chí là ung thư.

Tác hại của chất tạo màu thực phẩm đối với sức khỏe.jpg
Việc sử dụng quá nhiều chất tạo màu thực phẩm có thể gây hại đối với sức khỏe tổng thể, ngay cả trong giới hạn cho phép. Ảnh: Pinterest.

Tác hại của màu thực phẩm tới sức khỏe

Màu thực phẩm nhân tạo có những tác động bất lợi đối với sức khỏe của chúng ta. Những chất phụ gia tổng hợp này, thường được tìm thấy trong các mặt hàng thực phẩm phổ biến như kẹo, nước ngọt và đồ ăn nhẹ đóng gói, đồ ăn nhẹ ven đường có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm chứng tăng động ở trẻ em, dị ứng... Vì vậy ngay cả người tiêu dùng cũng nên cân nhắc việc sử dụng hóa chất và lưu ý khi lựa chọn nhà hàng hoặc thực phẩm ven đường.

Những màu sắc tổng hợp này, mặc dù hấp dẫn về mặt thị giác nhưng có thể che giấu những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn. “Nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc lựa chọn thực phẩm của chúng ta là phải hướng tới các lựa chọn tự nhiên, chưa qua chế biến. Việc lựa chọn những thực phẩm như vậy không chỉ bảo vệ sức khỏe của chúng ta mà còn hỗ trợ hạnh phúc của các thế hệ tương lai và đây là cách tiếp cận toàn diện về dinh dưỡng", Roshan Kore, Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, Bệnh viện nhi NHSRCC, Mumbai Ấn Độ cho biết.

Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) có quy định về màu thực phẩm

Theo quy định của FSSAI, bắt buộc phải công bố chất phụ gia trên nhãn thực phẩm. Các chất phụ gia này được liệt kê cùng với các thành phần, được phân loại theo nhãn như chất chống oxy hóa, chất điều chỉnh độ axit, chất nhũ hóa...

Ngoài ra, tên cụ thể của các chất phụ gia, chất tạo màu thực phẩm hoặc số INS/E của chúng cũng được cung cấp. Hệ thống đánh số quốc tế (INS) ấn định số cho các chất phụ gia thông thường, hỗ trợ người tiêu dùng xác định các chất phụ gia hóa học có trong thực phẩm đóng gói.

Người tiêu dùng phải quan tâm đến các hóa chất cụ thể được thêm vào

Người tiêu dùng cần phải biết các hóa chất được thêm vào thực phẩm cũng như có chất bảo quản hay màu nhân tạo nào vì nó liên quan đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Đối với những người nhạy cảm một số chất phụ gia nhất định, việc biết chính xác hóa chất có thể rất quan trọng. Thông tin này giúp họ tránh những thực phẩm có chứa chất phụ gia mà họ bị dị ứng. Các cơ quan FSSAI Ấn Độ đặt ra các hướng dẫn để quản lý nhân tạo chất tạo màu. Chúng bao gồm các giới hạn Lượng tiêu thụ hàng ngày chấp nhận được (ADI), đảm bảo mức tiêu thụ an toàn trong suốt cuộc đời.

Hơn nữa, việc xác định các màu có trong thực phẩm an toàn và được công nhận chung là an toàn (GRAS) trong giới hạn xác định. Những tuyên bố như "chứa (các) màu thực phẩm tổng hợp được phép" thông báo cho người mua về sự hiện diện của màu nhân tạo.

Hiện nay, các trường hợp sử dụng thuốc nhuộm công nghiệp trong thực phẩm cần phải thực thi nghiêm ngặt và nâng cao nhận thức cộng đồng. Những chất phụ gia độc hại này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả ngộ độc.

Theo Hindustantimes

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm