Theo ông Phương, thực tế có nhiều trường hợp DN gây ô nhiễm môi trường chấp nhận đối thoại, thương lượng với người dân. Nhưng khi được yêu cầu bồi thường thiệt hại thì DN lại yêu cầu chứng cứ rồi từ chối bồi thường thiệt hại cho người dân. DN còn khẳng định chỉ chấp nhận đền bù khi có kết luận của cơ quan chức năng. Mức độ thành công của việc giải quyết tranh chấp môi trường phụ thuộc rất lớn vào sự quyết liệt vào cuộc của cơ quan nhà nước và sự tham gia của các tổ chức xã hội.
Theo ông Phương, trong một số trường hợp, khi người dân phản ứng một cách gay gắt, tụ tập đông người… thì lúc này cơ quan nhà nước mới vào cuộc để xác định hành vi gây ô nhiễm môi trường và gây thiệt hại của DN.
“Chẳng hạn người dân đã phải “tự xử” như vụ Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa). Chỉ đến lúc này cơ quan nhà nước mới vào cuộc thực sự để xác định hành vi vi phạm môi trường và từ đó người bị thiệt hại mới có cơ sở để đòi bồi thường” - ông Phương dẫn chứng.
HOÀNG VÂN