Sổ tay

Thẩm quyền khởi tố vụ án của tòa và nguyên tắc suy đoán vô tội

(PLO)- Tòa án hay HĐXX là chủ thể thực hiện việc xét xử nên nếu quy định HĐXX có quyền khởi tố vụ án thì vô hình trung đã tạo ra tình huống “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khoản 4 Điều 153 BLTTHS 2015 quy định HĐXX có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Trên cơ sở đó, điểm d khoản 3 Điều 2 Luật Tổ chức TAND 2014 cũng quy định một trong những quyền của tòa án khi xét xử là quyền khởi tố vụ án nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Có thể mục đích quy định nhiều chủ thể có quyền khởi tố, đặc biệt là các chủ thể thực hiện các công tác liên quan đến pháp luật như VKS, tòa án là để đảm bảo nhanh chóng phát hiện tội phạm, có ý nghĩa trong công tác đấu tranh phòng, chống, phát hiện, xử lý tội phạm.

Tuy nhiên, Hiến pháp 2013 quy định TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (Điều 102). Điều này cho thấy chức năng duy nhất của tòa án là xét xử mà không có các chức năng khác. Cho nên việc bỏ quy định này là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tòa án đã được hiến pháp minh định.

HD9XX đang tuyên án vụ VN Pharma. Ảnh minh họa: PLO

HD9XX đang tuyên án vụ VN Pharma. Ảnh minh họa: PLO

Cạnh đó, tòa án hay HĐXX là chủ thể thực hiện việc xét xử. Do đó, nếu quy định HĐXX có quyền khởi tố vụ án thì vô hình trung đã tạo ra tình huống “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Một chủ thể vừa ra quyết định khởi tố vừa thực hiện việc xét xử sẽ không đảm bảo tính khách quan, công bằng.

Và như đã nói, tòa án với chức năng chính và duy nhất đó là tiến hành xét xử, đưa ra phán quyết, hình phạt đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trên cơ sở đối đáp, lập luận, căn cứ pháp lý... của đôi bên là bên truy tố và bên gỡ tội.

Việc giao cho HĐXX vừa khởi tố vụ án vừa thực hiện việc xét xử sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến nguyên tắc suy đoán vô tội, một nguyên tắc cốt lõi trong pháp luật tố tụng hình sự. Vì vốn dĩ trước khi phiên tòa diễn ra, chính chủ thể xét xử đã tồn tại ý chí định hướng về việc phạm tội của đối tượng bị xét xử.

Do vậy, để đảm bảo cho tòa án thực hiện tốt nhất vai trò là “người phán xét” của mình trong các vụ án mà không chịu sự tác động, áp đặt về mặt ý chí khác thì cần bỏ quy định này. Điều này đặc biệt quan trọng, bởi lẽ ngoài tính chất giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm thì còn phải đảm bảo sự công bằng, vô tư, khách quan.

Cần nói thêm, việc giao cho HĐXX quyền khởi tố vụ án tại tòa mà không thông qua giai đoạn điều tra ban đầu hoặc trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án được xác định là không phù hợp với pháp luật thì sẽ rất khó trong việc phân định trách nhiệm của từng chủ thể nếu xảy ra oan sai.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm