Thi công cầu, hàng loạt nhà dân bị nguy hiểm

Sự việc kéo dài do chưa thỏa thuận được việc đền bù giải tỏa, và người dân vẫn tiếp tục sống trong cảnh đợi “thần chết” gõ cửa.

Theo người dân xóm 3 xã Nga Điền, cầu Điền Hộ bắc qua sông Hoạt trên quốc lộ 10 là dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư được triển khai thi công từ khoảng tháng 3-2013. Tuy nhiên từ khi bắt tay vào xây dựng thì các hộ dân nơi đây đã thấy có dấu hiệu nứt lún nhà. Đến khoảng cuối năm 2013 đầu 2014 khi đơn vị này làm sang phần đầu cầu sát khu vực dân cư thì các vết nứt càng trở nên nghiêm trọng.

Ông Phạm Xuân Thủy, nhà hai tầng bị nứt be bét bức xúc nói: “Nhà tôi hai tầng kiên cố, khi có dự án xây dựng cầu Điền Hộ người dân đã chấp hành nghiêm túc các thủ tục giải phóng mặt bằng cho đơn vị thi công. Cũng từ khi triển khai xây dựng, máy ép, máy khoan, đầm, lu… làm rung chấn mạnh dẫn đến nứt các công trình nhà ở của bà con. Ở đây còn có nhà ông Trần Văn Bình, Trinh Văn Tự, Trần Trung Hòa… cũng rơi vào cảnh tương tự”.

Nặng nhất có thể kể đến nhà chị Phạm Thị Xuân. Chị Xuân xây nhà 2 tầng từ năm 2009 với tổng đầu tư hơn 300 triệu đồng. Tuy nhiên đến nay ngôi nhà đã hoàn toàn vỡ kết cấu không thể ở được. Dầm tầng hai của nhà chị đã bị sập xệ, chị phải dùng những đoạn luồng chống đỡ. Nguy hiểm hơn là giữa các mối nhà với nhau (nhà trên với nhà dưới) đã bị hở cả gang tay, chị phải dùng đủ các loại dẻ để bịt cho ánh sáng, nước đỡ tràn vào nhà.

Nhà chị Xuân bị nứt be bét. 

Phải dùng luồng để chống đỡ cho khỏi sập. 

Điểm giáp nối nhà bị nứt toác

“Bây giờ đơn vị mà cho thi công tiếp tôi đảm bảo nhà này sẽ sập ngay tức khắc. Bình thường tôi không bao giờ dám lên tầng hai, có việc gì cần lắm thì chỉ lên một lát rồi xuống, vì đi mạnh một chút đã có cảm giác nhà rung, nghiêng rồi. Với mức đền bù 150 triệu đồng thì không thể nào xây lại được nhà với giá như hiện nay”, chị Xuân cho biết.

Nền nhà và cửa cũng bị bẻ gãy

Thi công cầu, hàng loạt nhà dân bị nguy hiểm ảnh 5
 

Thi công cầu, hàng loạt nhà dân bị nguy hiểm ảnh 6

Mòn mỏi chờ đơn vị liên quan giải quyết, “thần chết” có thể gõ cửa bất cứ lúc nào. 

Cũng như nhà ông Thủy, các hộ gia đình khác cũng được đơn vị “mặc cả” giá đền bù, nhà thấp khoảng hơn 20 triệu, nhà nhiều nhất cũng chỉ hơn 150 triệu. “Nhà thầu trả lời chúng tôi rất vô trách nhiệm, họ bảo họ đã mua bảo hiểm công trình rồi. Khi có sự cố như thế này, phía bảo hiểm sẽ thẩm định và áp giá theo đúng luật. Còn những vết nứt tường, dầm, trần thì chỉ cần gắn keo, trét hồ là được”, ông Thủy cho biết.

Trả lời báo Pháp luật TP HCM, Phó chủ tịch UBND huyện Nga Sơn ông Trần Ngọc Quyết cho biết: “Đây là công trình của Bộ GTVT làm chủ đầu tư nên huyện không thể can thiệp. Trong mỗi lần họp thỏa thuận đền bù cho các hộ dân giữa đơn vị thi công, chủ đầu tư, bảo hiểm với người dân thì huyện cũng được mời tham gia. Tuy nhiên mấy lần họp như vậy giữa hai bên vẫn chưa thống nhất được giá, vì người dân cho rằng với mức đền bù như vậy quá thấp không đủ để họ sửa chữa, xây lại nhà”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm