Thú vị cách đặt tên cho các loại vũ khí Nga

Một phiên bản khác của T-72, chiếc T-72M1, có tên gọi “Quả chuối”. Trong khi đó, dàn phun lửa mạnh nhất thế giới gắn trên khung gầm xe tăng TOS-1 có biệt danh là “Pinocchio”.

Các nhà thiết kế cho các loại pháo tự hành cũng sáng tạo không kém, khi đặt các phương tiện vũ khí của mình theo tên gọi của các loài hoa. Trong đó có bao gồm chiếc 2S1 “Cẩm chướng” (Gvozdika), chiếc 2S3 “Hoa keo” (Akatsiya), chiếc 2S4 “Tulip” (Tyulpan), chiếc 2S5 “Dạ hương lan” (Giatsint) và chiếc cuối cùng 2S7 “Pion” có khả năng bắn đầu đạn hạt nhân. Trang web quân sự hàng đầu Nga TopWar.ru đã từng nhận xét: “Chắc có lẽ không có kẻ thù tiềm năng nào lại muốn đi ngửi những bông hoa chết người ấy đâu”.

 Xe phun lửa Nga TOS-1A “Pinocchio”

 Khẩu pháo tự hành 2S3 nòng 152 ly “Hoa Keo” 

 Chiếc trực thăng tấn công Ka-50 “Cá mập đen”

 Hệ thống phòng thủ bờ biển 3K60 “Trái bóng” 

 Tên lửa đầu đạn hạt nhân ICBM RT-23 

Trong khi đó ở các chủng loại xe bọc thép, các nhà thiết kế đã nghĩ ra những danh xưng hết sức thú vị. Xe chỉ huy đại đội 1V152 có biệt danh là Kapustnik, theo tiếng Nga có nghĩa là “Festival Cải bắp”. Mặt khác, chiếc xe có khả năng định vị bắn của đối phương 1L219 được biết đến với cái tên “Sở thú” (Zo'opark), và chiếc RPMK “Nụ cười” (Ulyibka). Hệ thống phòng thủ bờ biển 3K60 được biết đến với tên gọi “Trái bóng”.
Tất nhiên, các tên gọi gây hài hước không chỉ dừng lại ở các loại xe bọc thép hạng nặng. Các khẩu tên lửa chống tăng 9M14 đã được gọi tên một cách trìu mến là “Em bé nhỏ” (Malyutka), còn dàn phóng tên lửa chống tăng tầm ngắn RPG-18 có danh là “Ruồi trong nhà” (Muha). Cỗ pháo kéo hạng nặng 122-mm D-30A được gọi là “Con ếch” (Lyagushka).
Chiếc xe jeep chở quân đội UAZ-3150 được gọi là “Nghịch ngợm” (Shalun). Các vũ khí hạng nhẹ có tên gọi thông minh bao gồm súng phóng lựu gắn dưới nòng GP-30, “Đôi giày nhỏ” (Obuvka); còn khẩu súng phóng lựu ổ xoay RG-6 đạn 40 ly được gọi là “Chú lùn”. Một viên đạn làm bằng cao su của khẩu súng săng KS-23 đã được chỉ định tên gọi là “Xin chào” (Privet).
Tuy nhiên, các lực lượng không quân Nga lại có phần khó khăn hơn khi đặt tên cho phương tiện quân sự của mình. Các nhà thiết kế và thợ lái đã vắt óc suy nghĩ rất nhiều trước khi đặt biệt danh cho chiếc máy bay trực thăng công kích Mi-24, từ “Cá sấu” (Krokodil) cho đến “Ly thủy tinh”(Stakan) hay “Xe tăng biết bay” (Letayushchiy Tank). Đối với trực thăng tấn công Ka-50, các nhà thiết kế đã tặng cho nó một biệt danh “Cá mập đen” (Chernaya Akula), một tên gọi rất thích hợp do bề ngoài của Ka-50 trông giống như một con cá mập to lớn hung hăng.
Máy bay tấn công cũng đã được đặt tên gọi khá thú vị và đáng yêu, như chiếc máy bay huấn luyện MiG-15 được gọi là “Bà ngoại” (Babushka). Chiếc máy bay công kích Su-27 đã được đặt tên là 'Cần cẩu' (Zhuravlik), trong khi chiếc Su-25 được gọi là 'Quạ đen' (Grach). 
Tương tự như trong quân đội, lực lượng đánh trên không Nga cũng đưa ra giới hạn trong việc đặt tên cho các phương tiện. Như khẩu súng tự động 9A-4071 có tên gọi hết sức vui nhộn “Vũ công nữ bé nhỏ” (Balerinka). 
Ngoài ra, các lực lượng hải quân cũng thực hiện ý đồ tương đồng, cụ thể như khẩu súng phóng lựu gắn trên tàu MRG-1 “Ngọn lửa bé nhỏ” (Ogonyek) và hệ thống tên lửa chống chiến hạm SET-65 “Gấu trúc Mỹ”'(Yenot).
Khi đề cập đến các dàn tên lửa, một số các nhà thiết kế hầu như rất nghiêm túc, bởi vì tên gọi của chúng không được mấy thiện cảm. Trong đó có bao gồm các tên lửa hạt nhân ICBM RT-23 'Môn thể thao tốt' (Molodets), RSS-40 “Người chuyển tin” (Kuryer), và đầu đạn hạt nhân MS-24 'Sự đau đớn' (Laska). Vào thời kỳ đầu của chiến tranh, một số các quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô đã được đặt biệt danh lần lượt là "Maria" (RDS-3, 30 kiloton), 'Tatyana' (RDS-4, cũng 30 kiloton), và "Natasha" (8U49, 350 kiloton).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm