Thực thi và phát huy ‘Văn hóa học tập’ tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia

(PLO)- Văn hóa học tập (learning culture) mô tả quá trình tiếp thu cái mới, chuyển giao tri thức và áp dụng chúng vào thực tế làm việc. Mục tiêu cuối cùng là mang lại hiệu quả công việc, gia tăng uy tín/thương hiệu và doanh thu được cải thiện.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều sở hữu những tri thức cá nhân và tiềm tàng năng lực để cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp. Nếu thiếu đi các hoạt động học tập thường xuyên, liên tục, những tri thức đó sẽ đến và đi cùng với nhân viên mà không đem lại giá trị lâu dài. Để tối đa hóa lợi ích của việc học này, chúng ta cần xây dựng một môi trường mà trong đó nhân viên luôn luôn chia sẻ những tri thức đó với đồng nghiệp, biến tri thức của cá nhân trở thành tài sản chung của doanh nghiệp.

Để triển khai văn hóa học tập một cách có chiến lược, bên cạnh việc xác định vai trò các đối tượng tham gia, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến 3 thành tố sau:

Cơ hội học tập: Nhân viên phải được lựa chọn tiếp cận những khóa học, tri thức mà họ mong muốn – có liên quan trực tiếp tới công việc, chuyên môn và lợi ích của họ, chứ không thể bị ép buộc học càng nhiều càng tốt.

Khả năng học tập: Nhân viên không chỉ cần học nội dung mà còn cần được đào tạo về cách thức học tập. Chỉ khi như vậy, họ mới có thể tự mình biết cách thích nghi và tiếp cận tới các tri thức mới mẻ và đúng đắn hơn so với thời đại.

Môi trường học tập: Nhân viên không muốn đơn thương độc mã trên con đường học tập chỉ để đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ. Họ luôn muốn được tham gia vào một “lớp học” mà trong đó bạn đồng học cùng nhau chia sẻ văn hóa học tập, động viên tinh thần và có tính cạnh tranh lẫn nhau.

Chỉ cần thiếu đi một trong ba thành tố trên là doanh nghiệp đã làm giảm đi rõ rệt hiệu quả của văn hóa học tập.

Kế hoạch sẽ mãi mãi chỉ là kế hoạch nếu như không có thực thi. Những tuyên ngôn về “doanh nghiệp học tập” sẽ mãi mãi chỉ là những lời nói suông nếu như thiếu những hoạt động thực tiễn.

Nhóm 1- lớp 2 cùng với giảng viên Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang

Nhóm 1- lớp 2 cùng với giảng viên Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang

Văn hóa học tập (learning culture) là một trong 5 văn hóa đặc trưng của kỷ nguyên số mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và cá nhân nhân viên, bao gồm: Lấy khách hàng làm trung tâm (Customer-centric), định hướng dữ liệu (Data-driven), văn hóa minh bạch (Transparent culture), văn hóa cộng tác (Collaborative culture) và văn hóa học tập (Learning culture).

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) là doanh nghiệp có văn hóa mạnh, luôn chú trọng đến văn hóa học tập. Tổng công ty đã ban hành Chỉ thị liên tịch và Kế hoạch liên tịch về việc phát động và triển khai phong trào thi đua học tập chủ động toàn EVNNPT, xây dựng EVNNPT thành tổ chức học tập.

Minh chứng cho việc thực thi văn hóa học tập trong EVNNPT là một điển hình tiêu biểu của tập thể Nhóm 1, Lớp 2 (học viên là những chuyên viên làm VHDN và chuyên viên phụ trách tuyên truyền VHDN trong toàn EVNNPT) tại khóa đào tạo “Kỹ năng làm Văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp và đổi mới”, được tổ chức tại Quảng Ninh (Truyền tải điện Đông Bắc 1 - Công ty Truyền tải điện 1), trong các ngày 11, 12 và 18-7 dưới sự hướng dẫn của các giảng viên giỏi nhiều kinh nghiệm của Công ty PeopleOne.

Đại diện nhóm 1, lớp 2 đang trình bày trước giảng viên - Chuyên gia Lê Thanh Hải, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty CP PeopleOne

Đại diện nhóm 1, lớp 2 đang trình bày trước giảng viên - Chuyên gia Lê Thanh Hải, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty CP PeopleOne

Tóm lại, qua các nội dung trình bày trên chúng ta thấy rằng “Văn hóa học tập” là một trong những nội dung quan trọng trong Văn hóa doanh nghiệp để đưa con tàu của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia thẳng tiến trong suốt cuộc hành trình văn hóa.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm