Tiếng kêu cứu của Khu bảo tồn Hòn Cau chưa dứt

Còn nhớ cách nay tròn một năm, tháng 6-2017, Bộ TN&MT bất ngờ cấp phép cho Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Tuy Phong, Bình Thuận) được nhận chìm 1 triệu m3 bùn, cát nạo vét xuống biển. Chủ dự án cũng đã nhanh chóng tập kết sà lan, cơ giới, phao quây, màn chắn bùn chuẩn bị nạo vét và nhận chìm theo giấy phép được cấp trong sự lo lắng dõi theo của hàng triệu người yêu biển.

Không lo lắng sao được khi vị trí nhận chìm chỉ cách không xa Khu bảo tồn biển Hòn Cau, nơi có hàng vạn rạn san hô và động, thực vật biển quý hiếm. Cạnh đó vùng biển này còn là một trong 18 vùng nước trồi quan trọng bậc nhất của thế giới. Gọi là giấy phép “nhận chìm” nhưng trên thực tế đây là hoạt động xả thải trực tiếp từ việc mở đáy các sà lan phễu chuyên dụng đổ thẳng xuống biển.

Điều quan trọng hơn là sóng biển và các dòng hải lưu sẽ phát tán kéo theo tác động rất lớn đến Hòn Cau, các khu vực nuôi tôm giống tốt nhất cả nước ở Vĩnh Tân, Cà Ná. Và đặc biệt là sinh kế của hàng triệu ngư dân bao đời nay bám biển. Hàng triệu người từ những nhà khoa học, giáo viên, học sinh hay những người hành nghề xe ôm, tiểu thương, nội trợ đến những ngư dân chân chất đều phản đối dự án này bởi hậu quả sẽ tác động đến từng bữa ăn của mỗi gia đình.

Khi dự án nhận chìm dừng lại, cả nước gần như vỡ òa mừng rỡ và thấm thía tuyên bố đầy tính hành động của lãnh đạo Chính phủ “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh hưởng người dân”. Môi trường đó chính là không khí, là nước uống, là thức ăn và chính vì thế ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân gây bất ổn xã hội.

Thế nhưng đúng một năm sau, Bộ TN&MT lại một lần nữa làm cho hàng triệu người tiếp tục lo lắng khi đang tiếp tục toan tính cho nhận chìm chừng 1 triệu m3 bùn nạo vét của một dự án khác xuống vùng biển cách Khu bảo tồn Hòn Cau không bao xa. Trong văn bản gửi lấy ý kiến nhận chìm 1 triệu m3 lần này, Bộ TN&MT cho biết dự án này đã được hiệu chỉnh theo ý kiến kết luận của hội đồng thẩm định. Có lẽ rút kinh nghiệm lần trước khi danh sách các nhà khoa học tham gia dự án bị phát giác mạo danh lần này chắc chắn phải được thực hiện nghiêm túc và kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, dù thực hiện công phu thế nào thì ắt hẳn lợi ích của dân chúng, của cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu.

Một nhà hiền triết của thế giới đã nói rằng: “Khi con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ tương lai: Một môi trường sạch được xem là quyền lợi giống như bao quyền lợi khác. Vì vậy, một phần trách nhiệm của chúng ta về người khác là đảm bảo rằng thế giới mà ta đang sống là khỏe mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta đã thấy”.

Bộ TN&MT ngay từ bây giờ cần phải xem xét hủy ngay phương án nhận chìm bùn, cát xuống vùng biển Hòn Cau; thực hiện phương án phù hợp hơn để không gây các tác động đến môi trường.

Đó chính là mệnh lệnh của tương lai và lòng dân!

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

20 năm, thành quả từ một quyết sách

20 năm, thành quả từ một quyết sách

(PLO)- Qua 20 năm, diện mạo của quận Tân Phú và huyện Bình Chánh khởi sắc mạnh mẽ, các con đường được bê tông, nhựa hóa, đời sống người dân nâng cao... và nó là thành quả của người dân và nhiều thế hệ lãnh đạo...

Kỳ họp thành công, gợi ra nhiều vấn đề lớn

Kỳ họp thành công, gợi ra nhiều vấn đề lớn

(PLO)- Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Sự thành công ấy, như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nói là hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình, nó gồm nhiều vấn đề, từ thảo luận các vấn đề lớn của đất nước đến giám sát tối cao và lập pháp.

Luật Căn cước: Hy vọng sự ổn định bền vững

Luật Căn cước: Hy vọng sự ổn định bền vững

(PLO)- Trong tám năm qua, các thay đổi về căn cước, đã gây ra không ít phiền toái nên khi QH thông qua Luật Căn cước, hy vọng sẽ thật sự tạo ra sự ổn định bền vững, khép lại một vấn đề từng gây nhiều ý kiến này.

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

(PLO)- Nhiều trường hợp người bị tấn công trên mạng xã hội phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chọn cách im lặng để tự bảo vệ mình…

Chất vấn - tranh luận: Thúc đẩy sự phát triển

Chất vấn - tranh luận: Thúc đẩy sự phát triển

(PLO)- Tranh luận tại QH vẫn luôn được đón chờ, kỳ vọng bởi chất vấn - tranh luận tốt sẽ là khởi đầu cho những tiến trình cải cách, thiết lập chính sách để thúc đẩy sự phát triển.

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

(PLO)- Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) có thể chậm nhưng phải thật chắc, để đảm bảo rằng một khi Quốc hội đã bấm nút thông qua thì phải đáp ứng được kỳ vọng của Nhân dân.

Cải cách tiền lương phải thúc đẩy kinh tế phát triển

Cải cách tiền lương phải thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLO)- “Đến thời điểm này, không cải cách tiền lương không được nữa, đây là thời điểm chín muồi. Lương là giá cả của sức lao động, đầu tư cải cách tiền lương là đầu tư của sự phát triển” - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nói tại thảo luận ở Quốc hội.

Ngọc Trinh và 'điều bất ngờ'

Ngọc Trinh và 'điều bất ngờ'

(PLO)- Trường hợp của Ngọc Trinh là khá hy hữu khi đương sự bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng chứ không phải các tội vu khống, làm nhục hay lợi dụng quyền tự do dân chủ.

Thương hiệu Việt bị 'hớt tay trên': Tiên trách kỷ…

Thương hiệu Việt bị 'hớt tay trên': Tiên trách kỷ…

(PLO)- Cách tốt nhất để tránh tình trạng thương hiệu Việt rơi vào tay nước ngoài là DN thực hiện đăng ký quyền sở hữu, bảo hộ thương hiệu từ rất sớm tại các thị trường quốc tế trọng điểm mà mình xuất khẩu.