Tòa không chấp nhận việc công ty ông bầu đòi ca sĩ bồi thường

Ngày 12-5, TAND quận 1 (TP.HCM) tiếp tục phiên xử sơ thẩm vụ tranh chấp hợp đồng ca sĩ, diễn viên giữa Nguyễn Võ Lan Trinh (Miko Lan Trinh, sinh năm 1987) với Công ty Những người bạn chiến thắng (Amigo) do ông bầu Hoàng Vũ làm giám đốc. 

Cuối giờ chiều, tòa đã ra phán quyết không chấp nhận yêu cầu của Công ty Amigo yêu cầu Lan Trinh bồi thường 300% số tiền chi phí đã đầu tư theo hợp đồng độc quyền ca sĩ, diễn viên tháng 6-2011 là hơn 452 triệu đồng.

HĐXX tuyên án. Ảnh: HOÀNG YẾN

Theo tòa, hợp đồng giữa hai bên ký kết, nguyên đơn, công ty, đầu tư để bị đơn, Lan Trinh trở thành ca sĩ, diễn viên độc quyền quản lý chi phối.

Lan Trinh là thành viên của nhóm ba ca sĩ có Ngân Khánh, Phương Trinh. Tuy nhiên, đến tháng 3-2012, Ngân Khánh đã rời khỏi nhóm sau đó một tháng tới Phương Trinh. Hai ca sĩ trên rời nhóm vì các lý do cá nhân, ngoài tầm kiểm soát của nguyên đơn...

Khi ký hợp đồng hai bên không dự liệu được tình huống này và cũng không có sự tham gia của hai thành viên còn lại.

Vì vật không có bất cứ một sự ràng buộc pháp lý nào giữ nguyên đơn, bị đơn với hai thành viên nhóm nhạc. Việc hai thành viên rời nhóm không có lỗi của các bên theo luật dân sự.

Tuy nhiên, thỏa thuận này là một trong những mục đích mong muốn quan trọng để bị đơn xác lập hợp đồng với nguyên đơn. Bị đơn mong muốn được hưởng quyền lợi là sẽ được hát chung nhóm với hai ca sĩ đã thành danh lúc bây giờ. Vì vậy, bị đơn có quyền hủy bỏ hợp đồng theo luật định.

Miko Lan Trinh (đứng) trình bày tại tòa. Ảnh: HOÀNG YẾN

Về phụ lục hợp đồng, nguyên đơn đưa ra thỏa thuận sẽ thiết kế xây dựng một bản chiến lược ở tiêu chuẩn, chuyên nghiệp toàn cầu với chi phí ban đầu cho bên bị đơn giá trị tương đương 35.000 USD.

Theo tòa, các lý do về việc không ký được phụ lục này mà nguyên đơn đưa ra là không thuyết phục nên không thể xác định số tiền này có ý nghĩa như một bản chiến lược có giá trị đầu tư tương đương 35.000 USD nhằm xây dựng cho ca sĩ, diễn viên Lan Trinh.

Về thỏa thuận phát hành album cho ca sĩ, tại tòa công ty cho rằng lý do không phát hành được album dưới dạng phổ biến truyền thống là đĩa CD về thời điểm đó người nghe đặc biệt là giới trẻ thích nghe nhạc online hơn là nhạc từ đĩa CD.

Tòa cho rằng theo Luật Sở hữu trí tuệ hai album trên sử dụng nhiều tác phẩm của nhiều tác giả là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả và vẫn còn trong thời hạn bảo hộ.

Hành vi phát hành album ca nhạc của nguyên đơn trong đó sử dụng một số tác phẩm qua phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của các chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Hành vi phát hành hai album trên của nguyên đơn trên các website âm nhạc zingmusic và nhacso.net là vi phạm luật. Vì vậy có cơ sở chấp nhận ý kiến của bị đơn cho rằng nguyên đơn phát hành album trên không đúng quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Đồng thời, không chấp nhận ý kiến đại diện nguyên đơn về việc phát hành hai album trên là hợp lý về yêu cầu đòi bồi thường theo cách nhận định ở trên.

Tòa xác định do bất đồng ý kiến của các cá nhân khác nên nhóm hát nhạc không thể tồn tại. Vì vậy, các bên không có lỗi. Nguyên đơn có lỗi trong việc hai bên không giao kết được phụ lục hợp đồng về bản chiến lược và vi phạm luật khi phát hành album nên không có cơ sở để yêu cầu đòi bồi thường.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm