Qua trao đổi, các chuyên gia đều khẳng định việc này là sai luật…
Chỉ có một cách hiểu
Kiểm sát viên cao cấp VÕ VĂN THÊM, Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao
Mọi người đều có quyền được nghe tuyên án
Tuy nhiên, nhằm để bảo vệ quyền nhân thân, tránh đời tư bị xâm phạm trong một số vụ án được xử kín, khi nghe tuyên án công khai, báo chí cần chú ý không được đưa hình ảnh, tên tuổi của nạn nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Riêng về người phạm tội, báo chí có thể đưa bởi ngoài việc phải chịu mức hình phạt tương xứng với hành vi, tính chất, mức độ phạm tội thì việc xét xử còn phải đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung nên bị cáo mặc nhiên phải chịu mất, hạn chế một số quyền về nhân thân.
Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM
Theo luật, tất cả phiên tòa hình sự đều phải tuyên án công khai. Ảnh: HTD
Không được đóng cửa phòng xử
Nếu hiểu theo hướng tuyên án công khai là tuyên án mà chỉ có người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng nghe thì nó không còn là công khai nữa. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này khi so sánh sự tham gia, tham dự phiên tòa của các chủ thể trong phần xử kín (các thủ tục xét hỏi, tranh luận) và phần tuyên án công khai. Trong phần thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa do xử kín nên chỉ cho phép có người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng vào phòng xử án. Tới phần tuyên án, dù gọi là công khai nhưng cũng chỉ cho phép người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng vào phòng xử án, còn người khác thì không được vào. Như vậy, nếu theo cách hiểu này thì khái niệm “công khai” sẽ có phạm vi bằng khái niệm “kín”. Điều này là mâu thuẫn và bất hợp lý.
Đại từ điển tiếng Việt, trang 456, NXB Văn hóa Thông tin có định nghĩa về “công khai” là “không giấu giếm, bí mật mà cho mọi người cùng biết”. Chính vì vậy việc tòa đóng cửa, tuyên án “kín” theo tôi là chưa phù hợp quy định.
Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM
Đủ 16 tuổi trở lên là có quyền nghe tuyên án
TS NGUYỄN DUY HƯNG, Trưởng khoa Luật Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương)
Hiểu cho đúng khái niệm
Luật vẫn là luật, luật quy định thế nào phải thực hiện thế đó, mọi người phải nghiêm chỉnh tuân thủ, nếu không đồng tình với nội dung quy định thì có thể kiến nghị cơ quan chức năng xem xét sửa đổi.
Nếu lập luận rằng tòa chỉ công khai với những người đã tham gia vụ án thì các phần xét xử kín trước đó, với sự hiện diện của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng liên quan tới vụ án cũng phải được xem là xét xử công khai. Bởi lẽ thành phần người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng ở các phần xử kín này giống hệt như khi tuyên án nên nếu phần tuyên án được xem là tuyên án công khai thì ở phần xét xử kín cũng phải xem là xét xử công khai. Hóa ra phiên tòa xử kín, được tuyên án kín lại trở thành phiên tòa xử công khai và tuyên án công khai?! Nhận định “kín” và “công khai” như thế mang tính chủ quan, khiên cưỡng, không thuyết phục.
Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM
HOÀNG YẾN thực hiện