Trang trọng lễ giỗ lần thứ 296 thượng đẳng thần khai phá đất Đồng Nai

 
Đình Tân Lân, nơi thờ chính tướng Trần Thượng Xuyên, đã được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (1991).

 
Đông đảo nhân dân, các cơ quan ban ngành của tỉnh Đồng Nai đến đình Tân Lân để dâng hương tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ.

Theo sử liệu ghi lại, Trần Thượng Xuyên (1655-1720), quê quán tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nguyên là tổng binh dưới triều Minh. Mùa xuân năm Kỷ Mùi (1679) vì không muốn quy phục nhà Thanh nên tổng binh Trần Thượng Xuyên đem hơn 3.000 quân và hơn 50 chiếc thuyền đến cửa biển Đại Việt xin tị nạn, thần phục chúa Nguyễn.

 
 

Mộ danh tướng Trần Thượng Xuyên cũng đã được UBND tỉnh Bình Dương xếp hạng là di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh (2005).

Thượng đẳng thần Trần Thượng Xuyên được coi là người đầu tiên khai khẩn vùng đất Biên Hòa. Hơn nữa, ông còn là một dũng tướng thao lược của chúa Nguyễn, nhiều lần cầm binh đánh dẹp Cao Miên giữ an bờ cõi, mở rộng biên cương nước Việt. Ông được chúa Nguyễn ban danh hiệu cao quý “Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt” và sau này vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị ban sắc phong "Thượng đẳng thần".

 

Người dân nhận “lộc thánh” đầu năm tại lễ giỗ.

Để tỏ lòng ngưỡng mộ và đền đáp công ơn người đã có công tổ chức khai phá, mở rộng vùng đất Đồng Nai - Gia Định, nhân dân kính trọng gọi danh tướng Trần Thượng Xuyên là "Đức ông" và lập đền thờ tại đình Tân Lân (đường Nguyễn Văn Trị, phường Hòa Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Còn lăng mộ Trần Thượng Xuyên hiện tọa lạc làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm