Bản báo cáo của Lầu Năm Góc ghi rõ: “Trung Quốc đang gia tăng phát triển và triển khai UAV. Ước tính, Trung Quốc đang lên kế hoạch sản xuất khoảng 41.800 phương tiện không người lái hoạt động trên bộ và trên biển. Kế hoạch này sẽ kéo dài từ năm 2014 đến năm 2023, tiêu tốn khoảng 10,5 tỉ đôla”.
Vào năm 2013, Trung Quốc đã công bố thông tin chi tiết về bốn chiếc UAV đang trong quá trình phát triển, với các tên gọi Xialong, Yilong, Sky Saber, và Lijan. Trong đó, ba chiếc cuối được thiết kế mang theo các loại vũ khí có khả năng tấn công chính xác. Chiếc Lijian, chính thức hoạt động vào ngày 21-11-2013, là chiếc UAV có khả năng tàng hình đầu tiên của UAV.
Máy bay không người láiSoar Dragon của Trung Quốc
Theo Kelley Sayler, nghiên cứ viên tại Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (CNAS), để đánh giá một cách rõ ràng sức mạnh của Trung Quốc trong công nghệ UAV, cần phải nhận thức rằng không phải UAV nào cũng có sức mạnh như nhau. Một UAV cỡ nhỏ và rẻ tiền dùng để trinh sát khác xa một UAV được trang bị vũ khí hạng nặng.
Dựa trên số tiền đầu tư “khiêm tốn” 10,5 tỷ đôla trong vòng 10 năm, Sayler đánh giá 42.000 UAV trong tương lai của Trung Quốc có thể chỉ là các dòng UAV tầm thấp hoặc tầm trung, chứ không phải là các loại vũ khí tối tân.
Trả lời phỏng vấn trên trang Breaking Defense, chuyên gia công nghệ vũ khí của Hoa Kỳ ông Paul Scharre cho rằng chưa cần phải lên tiếng quan ngại về sự phát triển UAV tại Trung Quốc. Ông nói: “Đây chưa phải là tận thế. Tuy nhiên, trong tương lai, Trung Quốc sẽ có hệ thống cảnh báo ứng biến tốt hơn trong các khu vực xung quanh”.
Paul Scharre cũng chỉ ra rằng, không giống như các máy bay không người lái của Hoa Kỳ, UAV của Trung Quốc nhiều khả năng chỉ được sử dụng ở các khu vực gần, thích hợp với công nghệ kém tinh vi và nguồn lực hoạt động của Trung Quốc thấp hơn Hoa Kỳ.