Tự chủ Đại học: Vừa tăng ga vừa thắng

Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương này đang đặt ra nhiều khó khăn, lúng túng cho các trường do luật còn chồng chéo, bất cập.  Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

Mở đầu câu chuyện, GS Nguyễn Minh Thuyết nhận xét: Ở nước ta, lần đầu tiên quyền tự chủ của các trường ĐH được ghi nhận trong Luật Giáo dục năm 2005. Năm 2012, quyền tự chủ được tái khẳng định trong Luật GDĐH. Đây là một bước tiến trong tư duy quản trị ĐH. Nhưng nó chưa phải là bước ngoặt tạo ra đột phá, bởi vì bên cạnh 1 điều quy định quyền tự chủ của các trường ĐH, cả 2 luật còn “thiết kế” khá nhiều “phanh” hạn chế quyền tự chủ ấy.  

 Quyền tự chủ được trong Luật GDĐH là một bước tiến trong tư duy quản trị ĐH

Các nhân tố ngoài trường nắm quyền quyết định

+Phóng viên: Thưa giáo sư (GS), tại sao cả hai luật “thiết kế” nhiều “phanh”, xin GS nói rõ hơn về điều này.

.Tôi chỉ lấy ví dụ về quyền tự chủ trong việc xác định sứ mạng và tổ chức, nhân sự của trường:

Đối với trường ĐH, việc xác định sứ mạng đóng vai trò rất quan trọng vì đó là lý do tồn tại, quyết định hướng phát triển và năng lực cạnh tranh của mỗi trường. Tuy nhiên, ngay từ việc phát triển trường theo định hướng nào (nghiên cứu, ứng dụng hay vừa nghiên cứu vừa ứng dụng) cũng do các nhân tố ngoài trường quyết định là chính. Phần lớn các trường hiện nay đều xác định mình là “ĐH nghiên cứu” để được hưởng nhiều lợi ích nhất vì theo quy định của Luật thì ĐH nghiên cứu xếp ở tầng cao nhất. Cũng theo quy định của Luật GDĐH, “Thủ tướng Chính phủ công nhận xếp hạng đối với ĐH, trường ĐH; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT công nhận xếp hạng đối với trường cao đẳng.” Việc cơ quan nhà nước gánh lấy trách nhiệm xếp hạng các trường vừa tước bỏ quyền tự chủ của cộng đồng ĐH trong hoạt động này, vừa dễ ảnh hưởng tới thanh danh của cơ quan nhà nước, bởi vì đối với giới chuyên môn, kết quả xếp hạng của những tổ chức xếp hạng có uy tín mới thật sự có giá trị.  

Tự chủ Đại học: Vừa tăng ga vừa thắng ảnh 2
 Sinh viên sẽ có điều kiện học tập chủ động hơn?

Về tổ chức và nhân sự, mỗi trường ĐH công lập đều thuộc một cơ quan chủ quản. Cơ quan này quyết định  việc thành lập, chia tách, sát nhập, giải thể các trường; bổ nhiệm chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng. Cơ quan chủ quản còn quyết định biên chế, xếp bậc lương và trả lương cho cán bộ, giảng viên, viên chức toàn trường. Như vậy thì trường làm sao có thể mời được các nhà chuyên môn giỏi về trường, trả lương xứng đáng để khích lệ họ làm việc? Sẽ không phải là khập khiễng khi ta so sánh trường ĐH với một đội bóng đá chuyên nghiệp. Nếu việc thuê huấn luyện viên, mua cầu thủ và trả lương cho những người này đều không thuộc quyền của đội thì ngay cả những đội bóng hàng đầu thế giới như Barca, Real Madrid, Bayer Munich hay MU sẽ xuống hạng ngay lập tức sau một mùa bóng.

Hội đồng trường không có thực quyền

+ Thế còn vai trò của Hội đồng trường, Hội đồng quản trị trường?

.Điểm mới trong Luật GDĐH là quy định trường ĐH có hội đồng trường (ở trường ĐH tư thục là  quản trị). HĐ trường ĐH công lập được trao quyền rất lớn, nhưng không có quyền bầu và miễn nhiệm hiệu trưởng nên về nguyên tắc hiệu trưởng không phải chịu trách nhiệm trước hội đồng mà chỉ chịu trách nhiệm trước cấp trên, giống người đứng đầu tổ chức thuộc hệ thống hành chính hơn là người đứng đầu tổ chức tự quản. Mặt khác, ở các trường ĐH công lập Việt Nam, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam mới là cơ quan lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối, từ chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch hằng năm đến tổ chức, nhân sự, tài chính, các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và mọi hoạt động khác của nhà trường. Mối quan hệ giữa tổ chức Đảng với hội đồng trường chưa được Luật quy định rõ nên hội đồng trường chỉ mang tính hình thức, không có thực quyền. Bởi vậy, cho đến tận năm 2010, trong 440 trường ĐH, CĐ lúc đó, chưa tới 10 trường có hội đồng trường, và trên thực tế, các hội đồng này gần như không hoạt động, các thành viên ngoài trường hầu như không dự phiên họp nào, không có bất cứ hoạt động gì, trừ sự hiện diện tại phiên họp công bố quyết định thành lập hội đồng.

 Luật tự chủ cho trường Đại học còn nhiều e dè

So với trường công lập, HĐQT trường tư thục có thực quyền. Nhưng quyền đó thuộc về những cổ đông lớn, chứ không thuộc về các nhà chuyên môn – những nhân tố đảm bảo cho trường ĐH có đủ năng lực tự quyết định phát triển trường như thế nào.

Tại sao lại có tình trạng “vừa tăng ga vừa thắng”  như vậy, thưa GS?

.Tự chủ là quyền phổ biến của các trường ĐH trên thế giới. Dù được thực hiện với những mức độ khác nhau, nhưng quyền tự chủ là điều kiện tiên quyết cho thành công của các trường ĐH. Chính vì vậy mà Luật GD và Luật GDĐH đều khẳng định quyền tự chủ của các trường ĐH Việt Nam. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là nhiều trường ĐH ở nước ta chưa đủ năng lực và sự sẵn sàng thực hiện quyền tự chủ này. Có lẽ chất lượng đội ngũ yếu, xu hướng đào tạo chạy theo số lượng phục vụ lợi ích kinh tế và trách nhiệm giải trình thấp là những hạn chế lớn của các trường ĐH khiến cơ quan quản lý nhà nước không mạnh dạn trao quyền tự chủ đầy đủ cho các trường.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10,

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10,

(PLO)- Học sinh Hà Nội sẽ thi 3 môn vào lớp 10 là Toán, Văn, Ngoại ngữ trong kỳ thi vào THPT công lập, không có môn thứ tư. Hà Nội có khoảng 135.000 học sinh lớp 9, nhưng chỉ có khoảng 81.000 chỉ tiêu vào lớp 10 các trường công lập. 

Ngày hội tuyển sinh Victoria 360 Showcase: Sôi động với các trải nghiệm thú vị

Ngày hội tuyển sinh Victoria 360 Showcase: Sôi động với các trải nghiệm thú vị

(PLO)- Sáng 23-3, Ngày hội tuyển sinh do Hệ thống giáo dục Victoria School tổ chức đồng loạt tại Trường: Victoria Nam Sài Gòn, Trường Victoria Riverside và Trường Mầm non Victoria - SwanBay với chủ đề “Khám phá ngôi trường hạnh phúc tại Victoria 360 Showcase” đã thu hút đông đảo phụ huynh, học sinh đến tham dự và trải nghiệm.