Từ vụ 1 người dùng bằng tiến sĩ giả giảng dạy: Bộ GD&ĐT chỉ đạo gì?

(PLO)- Trước vụ việc một người dùng bằng tiến sĩ giả để giảng dạy, Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT đã lên tiếng 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, báo chí phản ánh Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam vừa phát hiện một người dùng bằng tiến sĩ giả để nộp hồ sơ vào vị trí Trưởng khoa Công nghệ thông tin của trường.

Trong quá trình người này thử việc, Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam đã gửi công chứng văn bằng tiến sĩ sang Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM để xác minh. Tuy nhiên, kết quả nhận được thông tin văn bằng không có trong dữ liệu lưu trữ của trường.

Sau sự việc trên, vấn đề được dư luận quan tâm là các trường đại học, cao đẳng sẽ làm gì để kiểm tra văn bằng trong quá trình tuyển dụng.

Dùng bằng tiến sĩ giả giảng dạy khắp nơi
Bằng tiến sĩ nghi là giả được dùng để xin việc tại Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam. Ảnh: NTCC

Xác minh văn bằng thông qua website của trường

Tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM), ông Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết nhà trường khi tuyển dụng nhân sự đều tuân theo quy trình cụ thể.

Khi ứng viên đáp ứng quy trình tuyển dụng sẽ được thử việc 2 tháng. Trong thời gian thử việc, thông thường nhà trường sẽ gửi công văn nhờ đơn vị cấp bằng xác minh. Bên cạnh đó, trên trang web của Trường Đại học Công nghệ Thông tin cũng có một đường link dùng để xác minh văn bằng chứng chỉ của các ứng viên.

Dùng bằng tiến sĩ giả giảng dạy khắp nơi
Trang web tra cứu văn bằng chứng chỉ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH

Ông Khang cho biết, từ năm 2016 trường đã triển khai đường link để các cơ quan, tổ chức tự chủ động trong việc xác minh văn bằng không cần gửi công văn tới trường. Chỉ cần nhập số hiệu văn bằng sẽ hiện ra thông tin về người được cấp bằng.

"Việc công khai cần thực hiện nhưng hết sức thận trọng tránh lộ thông tin cá nhân của cựu sinh viên. Vì thế màn hình tra cứu chỉ cho tra theo số hiệu văn bằng" - ông Khang nhấn mạnh.

Mặt khác, khi nhận được công văn xác minh văn bằng của các công ty, tổ chức thì trường vẫn trả lời đầy đủ cho các đơn vị.

Bộ GD&ĐT chỉ đạo gì?

Liên quan đến sự việc trên, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết theo quy định, việc xác minh văn bằng là trách nhiệm của cơ quan cấp văn bằng và cơ quan sử dụng văn bằng, không phải trách nhiệm trực tiếp của Bộ GD&ĐT khi các quy định hiện hành đã giao cho các cơ sở giáo dục.

Theo ông Chương, các cơ sở giáo dục cần công khai tất cả văn bằng chứng chỉ đã cấp theo quy định để thuận lợi cho các bên liên quan tra cứu và xã hội giám sát. Điều này có trong thông tư về quản lý văn bằng chứng chỉ.

Cũng theo ông Chương, trong thời gian tới Cục Quản lý Chất lượng sẽ tham mưu kiểm tra, giám sát nghiêm công tác cấp phát văn bằng chứng chỉ của các cơ sở giáo dục.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm