Vì sao mua bảo hiểm được ví như tiêm vaccine?

Chúng ta biết rằng trên thế giới hiện nay, không có một loại vaccine toàn năng để phòng ngừa hết tất cả mọi loại bệnh. Tương tự tham gia bảo hiểm, việc sở hữu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (BHNT) chỉ giúp dự phòng tài chính cho một số rủi ro nhất định trong tương lai, chứ không phải cứ có BHNT là được chi trả trong mọi trường hợp rủi ro.

hay không một sản phẩm bảo hiểm toàn năng?

Nhu cầu được bảo vệ trong những trường hợp bất trắc, rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh. Tương tự như câu chuyện tiêm chủng, vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất, bảo hiểm tham gia sớm sẽ có nhiều ưu điểm hơn về chi phí và quyền lợi. Tuy nhiên, người được tiêm cũng như người sở hữu hợp đồng bảo hiểm cần hiểu đủ, hiểu đúng về mức độ bảo vệ, quyền lợi của mình để tránh lầm tưởng mình được bảo vệ cho tất cả các rủi ro.

Bạn hãy trao đổi và đặt nhiều câu hỏi với các tư vấn viên để đảm bảo hiểu đủ, hiều đúng về các quyền lợi trước khi ký hợp đồng bảo hiểm

Trường hợp anh T. (32 tuổi, nhân viên văn phòng) tham gia BHNT để giảm bớt gánh nặng tài chính khi không may có biến cố. Anh xác định mình là lao động chính trong gia đình, cần có sẵn khoản dự phòng cho vợ và con trong trường hợp cần thiết.

Sau khi nghe thông tin từ người quen là tham gia sản phẩm bổ trợ (sản phẩm bổ sung) thì đây sẽ là “phí rơi” và không có giá trị hoàn lại, nên anh T. bỏ đi phần sản phẩm bổ trợ hỗ trợ viện phí, vì cho rằng khoản này sẽ bị mất đi hàng năm một cách không cần thiết. Tuy nhiên, vừa rồi, anh T. không may bị sốt xuất huyết nặng phải vào viện điều trị 5 ngày với mức viện phí gần chục triệu đồng. Anh đưa hợp đồng bảo hiểm để đòi quyền lợi nhưng công ty từ chối vì không nằm trong phạm vi bảo vệ của sản phẩm chính. Anh T. tức tối trách móc và sau khi được bộ phận chăm sóc khách hàng giải thích, T. mới hiểu mình đang đòi quyền lợi không nằm trong hợp đồng đã ký.

Anh T. không phải trường hợp cá biệt. Nhiều người sở hữu nhiều hợp đồng bảo hiểm nhưng không thực sự hiểu mình được bảo vệ đến đâu. Thậm chí, điều khoản ghi rõ trong hợp đồng nhưng vì ngại đọc, lười đọc nên chỉ nắm được hợp đồng là của ai, mua cho bố mẹ, mua cho chồng hay cho con. Tâm lý dự phòng cho có nên nhiều người chỉ biết “phải có sẵn vài hợp đồng bảo hiểm để nhỡ có bề gì thì gia đình, con cái còn có chỗ dựa”. Tuy nhiên, khi được hỏi hợp đồng nào đi kèm với quyền lợi gì thì đều “á khẩu”.

Tiêm vaccine cần đủ liều và tham gia bảo hiểm cần phải hiểu đủ

Trong một bữa ăn của người Việt, ngoài món chính, sẽ có thêm các món phụ khác như rau, canh, cơm… để giúp bữa ăn trở nên hoàn hảo. Thực tế, chúng ta vẫn chỉ cần ăn món chính là no, nhưng đó không phải là bữa ăn đầy đủ.

Trong BHNT, sản phẩm chính là quan trọng nhất, là “món chính” để mang đến các quyền lợi bảo vệ trước các rủi ro lớn nhất trong cuộc đời như tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn (ngoại trừ một số sản phẩm chính có thêm tính bảo vệ bệnh hiểm nghèo, viện phí, thường là dạng sản phẩm đóng gói sẵn quyền lợi).

Vì tính chất của sản phẩm chính là vừa bảo vệ, vừa tiết kiệm và có thể là đầu tư, nên quyền lợi bảo vệ thông thường chỉ nằm ở mức cơ bản. Chính vì thế, việc tham gia thêm các sản phẩm bổ trợ sẽ tăng cường bảo vệ toàn diện cho chính bản thân và gia đình của mình.

Có nhiều trường hợp tư vấn viên bảo hiểm, đôi khi vì ngại và lo khách “sợ tốn tiền” mà từ chối tham gia BHNT nên đã bỏ qua việc tư vấn các sản phẩm bổ trợ, trừ một số sản phẩm bổ trợ liên quan đến sức khỏe (vì quyền lợi dễ nhận được).

Khi tham gia bảo hiểm, người mua bảo hiểm cần hiểu rõ phạm vi bảo vệ của hợp đồng bảo hiểm của mình tham gia

Để hiểu đủ khi tham gia bảo hiểm, đầu tiên, người mua bảo hiểm cần hiểu rõ phạm vi bảo vệ của hợp đồng bảo hiểm mình tham gia, quyền lợi của sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Điều này cũng giống như tiêm vaccine, chúng ta cần tiêm đủ liều để tăng hiệu quả bảo vệ, giảm thiểu ảnh hưởng khi nhiễm bệnh.

Điểm quan trọng thứ hai giúp người mua hiểu đủ quyền lợi hợp đồng là lưu ý các điểm loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm. Nói cho dễ hiểu là bất cứ sản phẩm bảo hiểm nào cũng có những điều khoản loại trừ, khi rơi vào trường hợp này người mua sẽ không được chi trả. Điều khoản loại trừ là một phần không thể thiếu trong các sản phẩm BHNT. Điều khoản loại trừ được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, cân đối giữa mức phí đóng và quyền lợi khách hàng được nhận. Nhờ đó, sản phẩm bảo hiểm có mức giá (phí bảo hiểm) không quá cao, hợp lý cho số đông và tạo cơ hội cho nhiều người có thể tham gia bảo hiểm. Điều khoản loại trừ cũng giống như những lưu ý trước khi tiêm vaccine mà mọi người cần đọc và hiểu rõ. Vì vậy, trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, người mua cần hiểu đúng, đọc kỹ và yêu cầu tư vấn kỹ lưỡng về các vấn đề này.

BHNT giống như một liều "vaccine tài chính" bảo vệ trước những tình huống rủi ro có thể xảy đến trong tương lai. Mỗi người cần hiểu đủ, mua đúng với nhu cầu thực tế của mình.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giá USD tại các ngân hàng thương mại chao đảo

Giá USD tại các ngân hàng thương mại chao đảo

(PLO)- Trong khi giá USD vào phiên chiều ngày 28-3 tại một số ngân hàng đảo chiều đi xuống thì vẫn có một số nhà băng giữ nguyên mức giá bán đồng bạc xanh ở mốc trên 25.000 đồng.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Vietcombank khai trương hoạt động chi nhánh Nam Thăng Long

Vietcombank khai trương hoạt động chi nhánh Nam Thăng Long

(PLO)- Sáng ngày 15-3 vừa qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã chính thức đưa vào hoạt động Chi nhánh Nam Thăng Long (Vietcombank Nam Thăng Long) có địa chỉ tại: Khu đất kinh doanh dịch vụ số 319 phố Trần Trọng Liêu, thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Giá vàng trong nước bất động

Giá vàng trong nước bất động

(PLO)- Dù giá vàng hôm nay không nhiều biến động, song vùng giá giao dịch của cả vàng miếng SJC lẫn vàng 9999 vẫn neo ở mức cao.

Chỉ đạo mới của Ngân hàng Nhà nước về thẻ tín dụng

Chỉ đạo mới của Ngân hàng Nhà nước về thẻ tín dụng

(PLO)- NHNN vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại rà soát lại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ... Nếu phát hiện thẻ không "ngủ đông", phát sinh nợ quá hạn kéo dài, ngân hàng cần chủ động liên hệ với khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.