Hé lộ mức lương 'khủng' của kỹ sư IT làm việc cho doanh nghiệp Nhật

(PLO)- Ngày 12-12, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) công bố kết quả sơ bộ “Khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2024”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Jetro thực hiện khảo sát hơn 13.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại 20 quốc gia/khu vực Châu Á, Châu Đại Dương và nhận được phản hồi hợp lệ từ hơn 5.007 công ty. Trong đó, tại Việt Nam Jetro nhận được phản hồi hợp lệ từ 863 công ty ở ngành chế tạo và phi chế tạo.

Theo Jetro, khảo sát lần này công bố kết quả về “Triển vọng lợi nhuận kinh doanh”, “Kế hoạch triển khai kinh doanh trong tương lai” và “Tiền lương”.

kỹ sư IT
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị Aeon -nhà bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản. Ảnh: TÚ UYÊN

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2024, tại Việt Nam có 48,8% doanh nghiệp dự báo hoạt động kinh doanh sẽ “cải thiện” so với năm ngoái. Tỉ lệ doanh nghiệp dự báo sẽ “xấu đi” là 16,9% (giảm 18,8 điểm so với năm trước).

Lý do “cải thiện” được các doanh nghiệp trong ngành chế tạo đưa ra là do nhu cầu tại thị trường xuất khẩu tăng, còn doanh nghiệp ngành phi chế tạo cho rằng do nhu cầu tại thị trường nội địa tăng. Điều này cho thấy sự phục hồi của nhu cầu cả trong và ngoài nước. Tỉ lệ doanh nghiệp dự báo “cải thiện” tăng so với năm trước của Việt Nam đứng đầu trong khu vực ASEAN.

Bên cạnh đó, có 64,1% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kỳ vọng “có lãi” trong năm 2024, tăng 9,8 điểm so với năm trước. Lần đầu tiên sau năm năm kể từ trước đại dịch COVID-19, tỉ lệ này vượt trên 60%.

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh trong năm 2025, tỉ lệ doanh nghiệp trả lời “cải thiện” là 50,4% và “xấu đi” là 9,2%. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng tình hình kinh doanh thuận lợi.

Về phương hướng triển khai kinh doanh trong một, hai năm tới tại Việt Nam, tỉ lệ doanh nghiệp trả lời “mở rộng” là 56,1% (giảm 0,6 điểm so với năm trước). Mặc dù tham vọng mở rộng của các doanh nghiệp Nhật Bản gần như ổn định nhưng Việt Nam vẫn dẫn đầu các nước trong khu vực ASEAN. Tỉ lệ doanh nghiệp trả lời “thu hẹp” là 2,8% (tăng 1,0 điểm so với năm trước). “Rút lui hoặc di chuyển sang nước hoặc khu vực thứ ba” là 0,3% (giảm 0,4 điểm so với năm ngoái).

Về tiền lương, mức lương cơ bản trung bình hàng tháng tại Việt Nam thấp hơn một chút so với Thái Lan và Malaysia. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng ngành nghề, mức lương này tương đương với Ấn Độ và Indonesia.

Chẳng hạn, ngành chế tạo vị trí công nhân Việt Nam trung bình 302 USD; kỹ sư 564 USD, quản lý 1.146 USD. Ngành IT vị trí kỹ sư trung bình 740 USD, chức vụ cấp cao 1.505 USD. Tại Ấn Độ, ngành chế tạo vị trí công nhân trung bình 341 USD; kỹ sư 598 USD; quản lý 1.427 USD.

Tổng chi phí thực tế tiền lương mỗi nhân viên trong một năm tại Việt Nam mà doanh nghiệp Nhật Bản phải chi tương đương 16 tháng lương cơ bản (không tính các khoản phụ cấp). Cụ thể ngành chế tạo, mức chi phí cho công nhân trung bình 5.052 USD; kỹ sư là 9.128 USD; quản lý là 18.473 USD. Ngành IT, chi phí cho kỹ sư trung bình là 11.820 USD; chức vụ cấp cao là 23.487 USD.

Năm 2024, doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến tăng lương trung bình 5,4%. Mức lương tại Việt Nam thuộc nhóm trung bình trong khu vực nhưng tỉ lệ tăng lương thuộc nhóm cao nhất.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm