Xử lý ra sao nếu bán thực phẩm không rõ nguồn gốc ở quán ăn?

(PLO)- Hành vi vi phạm kinh doanh, buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể lên đến 200 triệu đồng. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể là buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ gây ảnh hưởng sức khỏe người dân.

Cơ quan chức năng cũng đã phát hiện và tiến hành tiêu hủy theo quy định thực phẩm không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, thậm chí đã chuyển màu, bốc mùi hôi thối, chuẩn bị tuồn ra thị trường hoặc vào các quán ăn.

Nhân viên đang chế biến món vú heo trôi nổi, vú heo Trung Quốc thành món nầm bò cho thực khách tại quán “Bò tơ Đà Lạt”, 118 Hùng Vương. Ảnh: MINH HẬU
Nhân viên đang chế biến món vú heo trôi nổi, vú heo Trung Quốc thành món nầm bò cho thực khách tại quán “Bò tơ Đà Lạt”, 118 Hùng Vương. Ảnh: MINH HẬU

Đơn cử mới đây, PLO có loạt bài điều tra "cả tấn vú heo trôi nổi từ Trung Quốc thành nầm bò trong quán nhậu tại Đà Lạt, Đà Nẵng". Theo đó, PLO đã cung cấp cho Công an TP Đà Nẵng và Công an tỉnh Lâm Đồng về các cơ sở kinh doanh nội tạng Trung Quốc, nội tạng không rõ nguồn gốc và các quán ăn.

Việc kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở các quán ăn có thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe của người sử dụng. Do đó, trường hợp kinh doanh thực không rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Theo luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP.HCM, tại Khoản 13, Điều 3, Nghị định 98/2020 được sửa đổi bổ sung Nghị định 17/2022 quy định: “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.

Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật”

Quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm kinh doanh, buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể lên đến 200 triệu đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Đây là mức phạt đối với người vi phạm là cá nhân. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

Đặc biệt, nếu người vi phạm sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tương tự thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 317 BLHS.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm