“Bêu tên” nhiều công ty BĐS nợ bảo hiểm xã hội hàng tỉ đồng

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM vừa công bố danh sách 834 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội trên địa bàn. Những doanh nghiệp bị “bêu tên” có mức nợ bảo hiểm xã hội trên 300 triệu đồng tính đến ngày 30-6-2018.
Danh sách 10 công ty có khoản nợ bảo hiểm xã hội nhiều nhất tính đến hết ngày 30-6-2018 là Công ty Cổ phần Mai Linh miền Nam, với số tiền nợ 54,2 tỉ đồng; Công ty TNHH Nhà máy sửa chữa và đóng tàu Sài Gòn nợ 38 tỉ đồng; Công ty TNHH Nam Phương nợ 28 tỉ đồng; Công ty CP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn nợ 21,3 tỉ đồng; Công ty CP Vận tải Dầu khí Việt Nam nợ 17 tỉ đồng;…
Đáng chú ý, trong danh sách này xuất hiện nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản như: Địa ốc Hoàng Quân, Tập đoàn Khang Thông, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 8…

“Bêu tên” nhiều công ty BĐS nợ bảo hiểm xã hội hàng tỉ đồng ảnh 1
Là DN địa ốc chuyên làm dự án nhà ở xã hội nhưng vẫn nợ bảo hiểm xã hội 6,6 tỉ đồng.

Cụ thể, Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân bị công bố nợ BHXH 6,6 tỉ đồng. Hoàng Quân hiện là chủ đầu tư chuỗi 22 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân với tổng mức đầu tư hơn 20.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Hoàng Quân cũng đầu tư vào loạt dự án khác như nhà phố thương mại KDC Thường Thạnh (Cần Thơ), Khu đô thị Mekong City (Vĩnh Long), Cao ốc officetel Golden King (TP.HCM), Khu công nghiệp Hàm Kiệm I (Bình Thuận), Khu đô thị - cảng - công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long), cùng hàng loạt các khu dân cư, khu công nghiệp khác…

“Bêu tên” nhiều công ty BĐS nợ bảo hiểm xã hội hàng tỉ đồng ảnh 2
Dự án Happyland của Tập đoàn Khang Thông đang "đắp chiếu" ở Long An.

Tập đoàn Khang Thông, chủ đầu tư của siêu dự án Happy Land 2,2 tỉ USD đang “bất động” hàng chục năm qua tại Long An với số nợ bảo hiểm xã hội tính đến hết tháng 6-2018 là 1,4 tỉ đồng. Tập đoàn này là số nợ của dự án tỉ đô Happy Land cũng lên tới hàng ngàn tỉ đồng và có nguy cơ bị thu hồi.
Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 8 (CIC8) hiện có số nợ BHXH đến hơn 6,7 tỉ đồng. CIC8 tiền thân là Công ty Xây dựng số 8, được thành lập năm 1989, trực thuộc Bộ Xây dựng, chuyên hoạt động trong các lĩnh vực thi công công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng cơ sở.

“Bêu tên” nhiều công ty BĐS nợ bảo hiểm xã hội hàng tỉ đồng ảnh 3
"Đại gia" bất động sản CIC8 nợ bảo hiểm xã hội 6,7 tỉ đồng

Năm 1997, Công ty CIC8 lấn sang lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản và làm chủ đầu tư nhiều dự án, như dự án như Chung cư 41 Bis Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), dự án như khu đô thị mới Đông Nam Thủy An, Khu đô thị mới Hưng Phú, Green Building (Thủ Đức), chung cư Bắc Bình (Bình Thạnh…
Công ty CP Đầu tư và phát triển địa ốc Khang Gia cũng nằm trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội bị công bố. Đáng chú ý là chủ doanh nghiệp đã mất tích trong thời gian qua.
Website của Công ty Khang Gia đã ngừng hoạt động. Nhiều khách hàng lo ngại quyền lợi bị xâm phạm, phần lớn là những khách hàng mua căn hộ tại dự án Cụm cao ốc Khang Gia Gò Vấp.
Ngoài ra, một loạt doanh nghiệp BĐS khác có tên trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội bị công khai, như Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà đất Cotec; Công ty CP Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà Thái Sơn; Công Ty TNHH Xây dựng kinh doanh địa ốc Tân Vũ Minh ; Công ty CP Xây dựng Phú Khang Gia; Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú An Hưng; Công ty CP dịch vụ sàn giao dịch địa ốc Thăng Long; Công ty CP Kiến trúc Xây dựng Nhà Vui; Công ty CP phát triển bất động sản Sài Gòn.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp dịch vụ và sản xuất khác cũng có số nợ BHXH lớn và bị nêu tên. Như Công ty CP Dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn nợ hơn 21,3 tỉ đồng; Công ty TNHH Chợ Lớn Taxi nợ hơn 16,9 tỉ đồng; Công ty Cổ phần nhựa Trường Thành nợ 6,2 tỉ đồng...
Theo Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, có nhiều nguyên nhân nợ bảo hiểm xã hội như doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một số đơn vị không chịu đóng bảo hiểm xã hội, trong khi vẫn có điều kiện.
Mới đây, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tập trung chỉ đạo Bảo hiểm Xã hội các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với các đơn vị có số nợ đọng Bảo hiểm Xã hội, BHYT lớn; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Bảo hiểm Xã hội, BHYT. Bên cạnh đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ tăng cường công tác thanh tra và cung cấp số liệu, danh sách đơn vị nợ cho tổ chức công đoàn, phục vụ công tác khởi kiện. Đối với các đơn vị cố tình chây ì, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Lãi suất tiết kiệm thấp 'chạm sàn', dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

Lãi suất tiết kiệm thấp 'chạm sàn', dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

(PLO)- Luôn được đánh giá là một trong những kênh đầu tư sinh lời tốt nhất, bất động sản càng cho thấy sức hút khi lãi suất tiết kiệm liên tục rơi tự do, thiết lập nhiều “đáy” mới. Để đón sóng, một số chủ đầu tư lớn đã nhanh chóng tung ra các chính sách hỗ trợ đột phá.

Nhu cầu thuê chung cư vẫn trong xu hướng tăng trong khi nguồn cung sẵn có thiếu hụt. Ảnh minh họa: TIỂU MINH

Mỗi năm, giá căn hộ tăng trưởng 2 chữ số

(PLO)- Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết giá căn hộ liên tục tăng trong những năm qua, bất chấp bối cảnh khó khăn chung của toàn thị trường bất động sản.

‘Đổi vận’ từ thuê trọ thành chủ căn hộ hạng sang nhờ biết tận dụng gói vay

‘Đổi vận’ từ thuê trọ thành chủ căn hộ hạng sang nhờ biết tận dụng gói vay

(PLO)- Giữa bối cảnh giá thuê nhà liên tục tăng cao, nhiều người trẻ đã linh hoạt tận dụng ưu đãi thanh toán tốt chưa từng có từ chủ đầu tư để mua nhà. Việc hoán đổi chi phí thuê nhà vào dòng tiền trả góp được xem là bài toán thông minh của người trẻ khi vừa thoát cảnh thuê trọ vừa sớm có nhà riêng.

Lợi thế 'không thể sao chép' của dòng căn hộ hạng sang, vị trí lõi trung tâm

Lợi thế 'không thể sao chép' của dòng căn hộ hạng sang, vị trí lõi trung tâm

(PLO)- Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, nhiều nhà đầu tư sành sỏi tiếp tục đặt niềm tin vào dòng sản phẩm căn hộ hạng sang, đặc biệt là tại các dự án có vị trí kim cương ở vùng lõi trung tâm với kỳ vọng sớm gia tăng giá trị bất động sản, đồng thời thu về lợi nhuận bền vững từ việc cho thuê đều đặn.