Trạm BOT Sông Phan tiếp tục kẹt xe

Lần này, các lái xe không dừng để phản đối mà đổi qua “chiến thuật” mua phí qua trạm bằng tiền lẻ. Mặc dù Trạm BOT Sông Phan đã lường trước sự việc này, đổi khá nhiều tiền mệnh giá 100 đồng nhưng hai làn xe từ hướng TP.HCM đi Phan Thiết đã bắt đầu ùn ứ nghiêm trọng.

bot sông phan thất thủ

Mặc dù đã đổi trước nhiều tiền lẻ mệnh giá 100 đồng nhưng trạm BOT Sông Phan vẫn bị  ùn ứ. Ảnh: PHƯƠNG NAM

Trước đó, khoảng 9 giờ 15 cùng ngày, tại trạm thu phí BOT đường bộ Sông Phan nhiều lái xe đã dừng lại phản đối vì cho rằng đây là đoạn đường chỉ sửa chữa, cải tạo, thu phí là vô lý.

Các lái xe còn cho rằng chủ đầu tư BOT Sông Phan chỉ đồng ý giảm và miễn cho các ô tô cá nhân, xe kinh doanh của các xã lân cận 40%-50% trong khi trạm BOT Cà Ná (Ninh Thuận) giảm 50%-100% cho phương tiện ở các địa phương xung quanh trạm là không công bằng.

Từ 9 giờ 40 đến 13 giờ 30, Trạm BOT Sông Phan đã bốn lần đóng barie thu phí và cả bốn lần đều “thất thủ”, phải xả trạm do ùn tắc nghiêm trọng.

14 giờ, sau khi Trạm BOT Sông Phan mời đại diện người dân địa phương vào đàm phán, tình hình có vẻ ổn định trở lại. Tuy nhiên, đến tối nay người dân lại tiếp tục phản đối.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn gửi Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất giảm giá vé cho các hộ dân ở các xã Hàm Minh, Hàm Cường và thị trấn Thuận Nam (huyện Hàm Thuận Nam). Cụ thể, đề xuất giảm 100% đối với các phương tiện cá nhân và 50% đối với các phương tiện sử dụng kinh doanh. Nhưng theo Tổng cục Đường bộ, đây là mức giảm cao so với tỉ lệ giảm của Bộ GTVT đã có văn bản chấp thuận.

Sau đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã “lùi một bước” khi đề xuất giảm 50% đối với các phương tiện cá nhân và 25% đối với các phương tiện khác. Song Bộ GTVT chỉ đồng ý giảm 50% cho xe cá nhân và 40% cho phương tiện khác theo đề xuất của Tổng cục Đường bộ.

Theo Bộ GTVT, việc đề nghị giảm giá vé chung theo đề nghị của UBND tỉnh Bình Thuận ảnh hưởng nhiều đến phương án tài chính và tính khả thi của dự án nên chưa áp dụng. Đặc biệt là trong điều kiện dự án đang triển khai đầu tư bổ sung hạng mục mở rộng nền đường, mặt đường, lắp đặt dải phân cách.

Trạm thu phí Sông Phan thu giá dịch vụ cho dự án BOT cải tạo nền, mặt đường quốc lộ 1 đoạn Đồng Nai - Phan Thiết, dài 113,7 km (đoạn qua Bình Thuận dài 70 km) với kinh phí trên 2.000 tỉ đồng. Dự án do Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư.

Tháng 6-2017, UBND tỉnh Bình Thuận từng có văn bản kiến nghị giảm mức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các phương tiện có biển số ở địa phương vì cho rằng người dân chỉ lưu thông qua trạm có vài kilomet cũng phải đóng phí cả tuyến là bất hợp lý.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 3-4: Bảo vệ bến xe dùng súng điện tấn công hành khách; Cứu cô gái rơi xuống sông trong đêm

Bản tin trưa 3-4: Bảo vệ bến xe dùng súng điện tấn công hành khách; Cứu cô gái rơi xuống sông trong đêm

(PLO)- Cứu cô gái nồng nặc mùi rượu rơi xuống sông Sêrêpốk; Bảo vệ bến xe dùng súng điện tấn công hành khách; Vụ bảo mẫu bạo hành trẻ ở Tiền Giang: Điểm giữ trẻ hoạt động tự phát; Bảo vệ bến xe Đồng Nai dùng súng điện tấn công hành khách; Động đất Myanmar: Khủng hoảng chồng khủng hoảng.

Đọc thêm

Thêm 15 công trình lưới điện 110kV đưa vào vận hành đảm bảo cấp điện khu vực miền Nam

Thêm 15 công trình lưới điện 110kV đưa vào vận hành đảm bảo cấp điện khu vực miền Nam

(PLO)- Trong tháng 3-2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tiếp tục đóng điện thêm 15 công trình lưới điện 110kV, nâng tổng số công trình đóng điện, đưa vào vận hành từ đầu năm đến nay lên 29 công trình; góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam.

Sóc Trăng yêu cầu xử lý nhà thầu chậm trễ trong thi công cao tốc

Sóc Trăng yêu cầu xử lý nhà thầu chậm trễ trong thi công cao tốc

(PLO)- Trong công văn Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng yêu cầu xử lý ngay theo quy định đối với các đơn vị chậm trễ, không có chuyển biến trong việc tổ chức thi công, ảnh hưởng đến tiến độ dự án thành phần 4, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.