Vụ 5 công an đánh chết người:

5 công an đánh chết người không thể xem là "làm chết người khi thi hành công vụ"

Vụ anh Kiều khác hoàn toàn, anh đã bị bắt giữ và đang bị còng tay. Chỉ cần một khía cạnh này thôi khiến tội danh thay đổi ngay.

Ví dụ vụ 68 người dân tự thú đã đánh chết người trộm chó bị xử tội cố ý gây thương tích. Nếu trong đám đông tự thú đó có người là công an, dân phòng thì tội danh của họ sẽ chuyển sang thành làm chết người khi thi hành công vụ.

Về ý chí chủ quan, chủ thể của tội này mong muốn nhanh chóng bắt giữ kẻ phạm tội, vô hiệu hóa sự chống cự. Vụ ở Phú Yên khác hoàn toàn, anh Kiều đã bị bắt (dù có lệnh hay không có lệnh), bị lấy lời khai, tay chân bị còng… thì người thi hành công vụ “dùng vũ lực” (cố ý dùng gậy cao su đánh vào vùng trọng yếu của cơ thể) phải hiểu là sẽ dẫn đến chết người nhưng họ bỏ mặc hậu quả xảy ra thì họ phải bị truy cứu tội giết người.

Về hành vi khách quan, Điều 97 BLHS mô tả: “Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép…”. Ở đây, nhà làm luật đã phân hóa công vụ trong tội danh này phải là công vụ pháp luật cho phép anh được dùng vũ lực trong khuôn khổ, giới hạn tương xứng với công vụ mà anh đang thực thi (bắt cướp chẳng hạn) nhưng anh đã dùng vũ lực vượt quá khuôn khổ cho phép của pháp luật dẫn đến chết người nên mới bị phạm tội. Còn công vụ trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử thì pháp luật cấm anh dùng vũ lực nên không có chuyện anh dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép như mô tả trong Điều 97 BLHS. Vì vậy, hành vi của năm công an Phú Yên không phải là làm chết người trong khi thi hành công vụ.

Ví dụ: Công an truy đuổi và cầm súng bắn vào kẻ cướp nhưng chẳng may làm chết người khác. Rõ ràng việc sử dụng súng (vũ lực) trong trường hợp này là được phép nhưng do trình độ, khả năng của anh không cẩn trọng nên mới dẫn đến làm chết người dân khác. Đấy mới gọi là làm chết người khi thi hành công vụ.

Hoặc trường hợp công an trong quá trình đuổi bắt nghi phạm hay bắt được rồi, đang dẫn dắt về trụ sở thì nghi can bỏ chạy, công an đuổi theo. Quá trình xô đẩy, vật lộn, công an có hành vi dùng vũ lực “ngoài những trường hợp pháp luật cho phép” như lỡ tay đánh chết thì đó là phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.

Một phó chánh Tòa Hình sự TAND một tỉnh (đề nghị không nêu tên)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm