Mỹ sẽ đưa hai tàu chiến đến đá Vành Khăn

Nguồn tin cho biết chiến dịch thực hiện tự do hàng hải thứ hai gồm hai tàu hải quân sẽ đi vào sát đá Vành Khăn (Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép đá Vành Khăn từ năm 1995). Thời gian tuần tra của tàu chiến Mỹ sẽ diễn ra trong nhiều tuần nữa.

Mỹ chọn đá Vành Khăn nhằm khẳng định Mỹ không thừa nhận 12 hải lý lãnh hải xung quanh thực thể này vì luật pháp quốc tế không thừa nhận. Đá Vành Khăn cũng như đá Subi đều bị ngập khi thủy triều lên, do đó không thể nào có lãnh hải theo Công ước của LHQ về Luật Biển.

Theo tạp chí The Diplomat (Nhật), nếu xét về hoạt động tự do hàng hải thì Mỹ chọn đá Vành Khăn vì nhiều lý do:

- Đá Vành Khăn là thực thể lớn nhất và phát triển nhất trong bảy thực thể Trung Quốc đã cải tạo trái phép trên biển Đông (Trung Quốc đã bồi đắp 5.580.000 m2 ở đá Vành Khăn).

- Đá Vành Khăn là phá nước mặn hình vòng tự nhiên, do đó quân đội Trung Quốc rất dễ cải tạo thành căn cứ hậu cần hải quân.

- Quan trọng hơn hết là đá Vành Khăn hoàn toàn không có đặc điểm nào có thể hình thành 12 hải lý lãnh hải.

Như vậy hải quân Mỹ có thể đưa tàu chiến đi sát đá Vành Khăn cùng với radar kiểm soát hỏa lực, thu thập thông tin tình báo và ngay cả triển khai máy bay trực thăng từ tàu. Do đá Vành Khăn không có 12 hải lý lãnh hải nên hoạt động của tàu Mỹ không đi ngược với quyền đi qua vô hại.

Tạp chí The Diplomatghi nhận Trung Quốc đã diễn giải vùng trời và vùng biển quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp là “vùng cảnh báo quân sự”. Đây là lối giải thích rất mù mờ vì từ ngữ này không hề có ý nghĩa theo luật pháp quốc tế. Trung Quốc phản đối quân sự hóa biển Đông nhưng hoạt động của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo đã chứng minh rõ ràng Trung Quốc đang quân sự hóa.

Tại hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 10 ở Malaysia hôm 22-11, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đưa ra lập luận hết sức phi lý. Ông nói: “Xây dựng và duy trì các cơ sở quân sự là cần thiết về quốc phòng và bảo vệ các đảo, đá”. Thế nhưng ông cho rằng đừng bao giờ liên kết các cơ sở quân sự này với nỗ lực quân sự hóa các đảo, đá và quân sự hóa biển Đông.

Thứ trưởng Lưu Chấn Dân vẫn khăng khăng bám vào quan điểm Trung Quốc kiên quyết phản đối quân sự hóa biển Đông và mục đích cải tạo các đảo nhân tạo chỉ để “làm công ích” (như cứu trợ nhân đạo, cứu hộ). Trong khi đó, Trung Quốc lại đổ thừa cho Mỹ đang bắt đầu tiến hành các biện pháp quân sự ở biển Đông.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.