• Không uống trước 10 giờ sáng. Nhiều người có thói quen uống cà phê ngay khi thức dậy cho tỉnh táo nhưng thật ra điều này không đúng. Nhiều nghiên cứu cho thấy cơ thể người rất tỉnh táo trong vòng 1-2 giờ sau khi thức dậy, vì lúc đó mức cortisone rất cao. Sau 10 giờ, mức cortisone mới hạ xuống và mới cần đến cà phê.
• Chia nhỏ lượng cà phê. Uống cà phê nhiều lần, từng lượng nhỏ tốt hơn là uống một lượng lớn trong một lúc.
• Đừng uống cà phê trong khi ăn. Hãy uống sau ăn một tiếng, khi cảm thấy buồn ngủ. Không uống cà phê sau bữa tối để tránh mất ngủ.
• Uống cà phê trước một giấc ngủ dài sẽ khiến tinh thần thật sự tỉnh táo sau khi thức dậy và làm việc hiệu quả.
• Uống cà phê luôn uống kèm nước lọc. Cà phê luôn có chất lợi tiểu, có nghĩa là sau khi uống cà phê sẽ cần phải đi tiểu nhiều, mất nước, do đó phải bù nước cho cơ thể.
• Biết rõ mình đã uống bao nhiêu caffeine. 400 mg caffeine mỗi ngày an toàn cho sức khỏe người trưởng thành. Uống nhiều hơn số đó tinh thần dễ bị kích động, đau bụng và mất ngủ.
• Uống một cốc cà phê nhỏ sau khi học bài sẽ giúp tăng trí nhớ. Vì thế, nếu bạn vừa họp nhận một dự án khó khăn, hãy uống một ít cà phê trước khi vạch kế hoạch thực hiện.
• Uống cà phê trước khi tập thể hình sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. Không chỉ khiến bạn hứng thú tập luyện hơn, caffeine còn giúp chuyển hóa mỡ thành năng lượng trong quá trình tập.
• Tuy nhiên, lợi ích thật sự của cà phê nằm ở chỗ chế biến thế nào. Bỏ thêm đường hay sữa không phải là cách tốt. Tốt nhất nên uống cà phê đen không pha tạp, hoặc có thể pha thêm các loại sữa thực vật như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa dừa.
• Tránh pha cà phê với các chất làm ngọt nhân tạo.