1. Đọc kĩ sách hướng dẫn sử dụng
Để hiểu rõ các chức năng và cách bảo dưỡng ô tô phù hợp, bạn nên đọc kĩ sách hướng dẫn sử dụng được cung cấp khi mua xe. Thông thường, hãng sẽ ghi chú rõ thời điểm nào nên thay thế các bộ phận hoặc ý nghĩa của những thông báo trên màn hình… từ đó giúp bạn có thể chủ động khắc phục các sự cố đơn giản tại nhà.
2. Kiểm tra áp suất và đảo lốp xe thường xuyên
Để đảm bảo an toàn khi lái xe, bạn nên thường xuyên kiểm tra áp suất lốp vài tuần một lần bằng đồng hồ đo áp suất, hoặc các công cụ bơm lốp xe chuyên dụng (thay vì ước tính bằng mắt thường).
Theo thời gian, lốp xe sẽ bị mòn ở những vị trí gai khác nhau, do đó việc đảo lốp xe thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của lốp xe.
3. Thay bugi cũ
Bugi cũ thường là nguyên nhân khiến ô tô khó khởi động hoặc mang lại cảm giác chạy không mượt mà. Việc thay thế bugi cũ tương đối đơn giản, và bạn có thể thực hiện nhanh gọn tại garage hoặc tại nhà.
4. Kiểm tra dầu nhớt, nước làm mát
Việc duy trì dung tích dầu nhớt và nước làm mát ở mức phù hợp sẽ giúp ô tô hoạt động mượt mà hơn, tránh được tình trạng quá nhiệt. Thông thường, bạn nên thay thế nước làm mát trên ô tô định kì sau mỗi 2 năm hoặc 40.000 kilomet tùy theo điều kiện sử dụng.
Lưu ý, bất kì việc rò rỉ chất lỏng nào cũng có thể làm giảm hiệu suất của ô tô. Các chất lỏng cần kiểm tra ngoài dầu nhớt và nước làm mát còn có dầu trợ lực lái, dầu phanh và dầu hộp số.
5. Đổ dầu vào động cơ
Để đảm bảo an toàn, bạn nên thay dầu thường xuyên theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu nắm rõ quy trình (mức dung tích, loại dầu phù hợp…), người dùng có thể tự bảo dưỡng ô tô tại nhà.
6. Kiểm tra các bộ lọc
Theo thời gian, các bộ lọc trên xe (lọc gió động cơ, lọc dầu động cơ…) sẽ tích tụ đầy bụi bẩn, làm giảm hiệu suất của động cơ. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra bộ lọc và thay thế ít nhất một lần một năm.
7. Kiểm tra phanh
Kiểm tra hệ thống phanh thường xuyên sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn. Theo thời gian, má phanh và đĩa sẽ bị mòn dần đều, nếu bạn nghe thấy tiếng phanh kêu, đã đến lúc phải kiểm tra và thay thế các bộ phận ngay lập tức.
8. Kiểm tra hệ thống treo trên ô tô
Hệ thống treo bao gồm giảm xóc, lò xo và thanh chống. Cần lưu ý rằng khi một bộ giảm xóc bị hư hỏng, bạn cần phải thay thế cả bốn bộ trên xe. Giảm xóc và các bộ phận khác của hệ thống treo cần được kiểm tra sau mỗi 20.000-40.000 kilomet.
9. Kiểm tra pin
Nếu đang sử dụng ô tô điện, bạn nên kiểm tra và vệ sinh pin định kì. Bụi bẩn và các mảnh vụn có thể tích tụ và làm giảm hiệu suất, tuổi thọ của pin. Khi hiện tượng ăn mòn như bột trắng xuất hiện trên các cực có thể gây hư hỏng ắc-quy.
10. Kiểm tra đèn
Đèn đóm không đầy đủ có thể sẽ khiến bạn bị phạt khi tham gia giao thông, chưa kể đến việc gây nguy hiểm cho bản thân khi đi vào ban đêm.
11. Rửa xe
Về mặt thẩm mỹ, một trong những mẹo và thủ thuật bảo dưỡng ô tô chính là rửa xe vài tuần một lần. Hãy luôn đảm bảo cửa sổ luôn sạch sẽ để tránh các vấn đề về tầm nhìn, cũng như giữ sạch sẽ nội thất bên trong.
12. Mang theo các dụng cụ chuyên dụng
Để phòng khi xảy ra sự cố, bạn nên mang theo các dụng cụ chuyên dụng như kích nâng, găng tay, tua vít, kìm, cờ lê… và bình chữa cháy mini.
13. Mua bảo hiểm ô tô
Việc mua bảo hiểm ô tô sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tài chính khi xảy ra tai nạn, bên bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí bồi thường, sửa chữa xe... và giúp bạn yên tâm hơn khi tham gia giao thông.