5 vũ khí của Trung Quốc mà người Mỹ có thể 'khao khát'

Trung Quốc không ngần ngại “đánh cắp” công nghệ quân sự của Mỹ để nâng cấp các chương trình nghiên cứu và phát triển quân sự của mình. Hơn nữa, nếu so sánh trực tiếp, có một số loại vũ khí của Trung Quốc thậm chí còn tốt hơn phiên bản của Mỹ do khả năng hiện tại của Mỹ còn những lỗ hổng. Dưới đây là một số vũ khí của Trung Quốc có thể giúp quân đội Mỹ cải thiện sức mạnh.

"Siêu" thủy phi cơ AG600

Thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600

Mỹ đã sử dụng rộng rãi thủy phi cơ trong Thế chiến thứ Hai để hỗ trợ việc giải cứu các phi công bị bắn hạ và trinh sát tầm xa.

Nếu Mỹ nghiêm túc với việc chiến đấu trên diện rộng tại Thái Bình Dương, một lần nữa họ lại cần tới một chiếc máy bay tầm xa có thể hạ cánh trên mặt nước. Chiếc thủy phi cơ AG600 mới đây của Trung Quốc chính là đáp án họ tìm kiếm. Đây là chiếc thủy phi cơ lớn nhất trên thế giới, cùng cỡ với chiếc Boeing 737. Nó có thể chở tới 50 hành khách, phạm vi hoạt động 3.100 dặm (gần 5.000 km), và có thể ở trên không tới 12 giờ.

Thiết bị siêu thanh DF – ZF

Hình đồ họa thiết bị siêu thanh DF-ZF

Washington đã bày tỏ sự quan tâm tới những loại vũ khí siêu thanh với vận tốc gấp 5 lần âm thanh. Một số dự án, bao gồm việc phát triển động cơ Scramjet của máy bay siêu thanh X-51 đã được tiến hành. Mặc dù sở hữu sức mạnh kỹ thuật, nhưng Mỹ vẫn chưa có hệ thống nào hoạt động.

Thiết bị siêu thanh DF – ZF dường như vượt xa phiên bản của mình tại Mỹ. DF – ZF với vận tốc 4.000 – 7.000 dặm một giờ đã có tới 7 cuộc thử nghiệm thành công. Mặc dù thiết bị này của Trung Quốc chậm hơn so với Mỹ, nhưng khả năng hoạt động có vẻ khả thi hơn so với những thiết bị được phát triển ở Mỹ.

Xe bọc thép đổ bộ ZBD-05

Xe bọc thép đổ bộ ZBD-05

Thủy quân Lục chiến Mỹ đã nỗ lực thay thế chiếc xe bọc thép đổ bộ AAV-7 từ năm 1988 nhưng vẫn chưa thu được kết quả mong muốn.

Trong khi đó, chiếc ZBD-05 có vẻ là một giải pháp thiết thực. Được phát triển bởi nhà thầu quốc phòng Norinco, chiếc ZBD-05 do 3 người điều khiển, có thể chở thêm 10 hành khách , có một khẩu pháo 30 mm gắn trong một tháp pháo, có khả năng phòng thủ đạn 12,7mm và mảnh đạn, tốc độ di chuyển trên mặt nước 18 dặm (gần 29km) một giờ.

Tàu đổ bộ Type 072A

Tàu đổ bộ Type 072A

Khả năng đổ bộ sẽ trở thành ưu thế tối thượng trong bất kỳ tranh chấp nào tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong tương lai. Hải quân Mỹ vì thế tập trung vào những tàu đổ bộ lớp Wasp, America và San-Antonio. Tuy nhiên, chúng luôn đi kèm với một loạt các tàu hộ tống, dễ gây sự chú ý.

Tàu đổ bộ Type 072A có kích cỡ chỉ bằng tàu khu trục. Chỉ dài 390 feet (khoảng gần 200 mét) và nặng 3.400 tấn, chiếc tàu này có thể đem theo 300 quân, khoảng một chục xe tăng, hoặc 800 tấn hàng hóa. Nó có một sàn đáp máy bay trực thăng ở đuôi, và có khả năng mang theo các tàu đổ bộ đệm khí LCAC phiên bản Trung Quốc. Type 072A có thể “lặng lẽ” xâm nhập vào một khu vực, đưa một vài thủy quân lục chiến vào rồi rút khỏi.

Tàu hộ vệ Type 056

Tàu hộ vệ Type 056

Mỹ cần một loại tàu chiến đấu hiệu quả ở ven biển. Mặc dù đã hơn 10 năm xây dựng và phát triển, chương trình phát triển loại tàu này mới chỉ tạo ra một hạm đội có khả năng tối thiểu, được trang bị chủ yếu bằng một khẩu pháo 57 mm và hai khẩu cỡ 30 mm.

Mỹ có thể cân nhắc tới Tàu hộ vệ Type 056. Đây là một loại tàu cỡ nhỏ, trọng tải 1.500 tấn nhằm mục đích chính là chiến đấu. Nó có thể không đa nhiệm, nhưng nó rẻ và có sẵn. Nó được trang bị một khẩu pháo 76 mm, 2 khẩu 30 mm và bốn tên lửa chống hạm YJ-83. Ngoài ra nó còn có một bệ phóng FL-3000N để phòng không.

Để chiến đấu với tàu ngầm, Type 056 có 2 ống phóng ngư lôi 3 nòng cỡ 324 mm, và những phiên bản gần đây có thêm một hệ thống định vị thủy âm mảng pha. Nó có một sàn đáp máy bay trực thăng nhưng không có khoang chứa máy bay.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới