6 loại thực phẩm cần tránh nếu bạn bị loét miệng

(PLO)- Loét miệng được gây ra bởi một số lý do, tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu sự khó chịu của vết loét miệng bằng cách tránh ăn các thực phẩm này.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong hầu hết các trường hợp, vết loét miệng lành tự nhiên mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết một số biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Khi bị loét miệng không nên ăn thực phẩm quá lạnh. Ảnh: Istock.

Khi bị loét miệng không nên ăn thực phẩm quá lạnh. Ảnh: Istock.

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để điều trị loét miệng tại nhà là súc miệng bằng nước muối. Chúng ta chỉ cần khuấy một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng với nó. Các đặc tính kháng khuẩn của nước muối có thể giúp giảm đau. Nếu vết loét miệng kéo dài, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn y tế. Dưới đây là danh sách 6 loại thực phẩm cần tránh khi bị loét miệng.

Thức ăn cay

Các bữa ăn cay, nóng có thể làm trầm trọng thêm vết loét miệng bằng cách gây kích ứng và viêm nhiễm, đặc biệt nếu bạn có vết thương hở. Thức ăn cay có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn và trở nên vô cùng đau đớn đối với chúng ta. Tốt nhất là tránh xa ớt đỏ, tương ớt cay và các món ăn nhiều gia vị.

Các bữa ăn cay, nóng có thể làm trầm trọng thêm vết loét miệng. Ảnh: Istock.

Các bữa ăn cay, nóng có thể làm trầm trọng thêm vết loét miệng. Ảnh: Istock.

Thực phẩm có múi

Bởi trong các loại thực phẩm này có chứa axit citric, đặc biệt là trong trái cây họ cam quýt, vì vậy khi bị loét miệng chúng ta nên tránh không nên ăn nó. Đơn cử như trái cây chanh, bưởi, cam, quýt... Thậm chí, những loại trái cây này có thể gây kích ứng nghiêm trọng đối với vết loét và mụn nước trong miệng của bạn.

Đồ uống có ga

Đồ uống có ga như soda, cô ca không nên uống khi chúng ta đang bị loét miệng. Bởi loại đồ uống này có axit, chúng có thể gây kích ứng các mô mềm trong miệng và dẫn đến loét nhiều hơn. Hơn nữa, hàm lượng đường cao có trong chúng có thể khuyến khích sự phát triển của vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Caffein

Khi đang loét miệng không uống cà phê vì cà nó nhiều salicylat có thể gây kích ứng nướu và lưỡi của bạn. Ảnh: Istock.

Khi đang loét miệng không uống cà phê vì cà nó nhiều salicylat có thể gây kích ứng nướu và lưỡi của bạn. Ảnh: Istock.

Những người yêu thích cà phê, đặc biệt cần kiểm tra lượng cà phê uống nếu họ bị loét miệng. Vì cà phê có nhiều salicylat nên nó có thể gây kích ứng nướu và lưỡi của bạn. Vì vậy bạn nên tránh hoặc hạn chế hết mức có thể, khi đang bị loét miệng. Thay vào đó bạn có thể uống nước bột sắn dây, rau má.

Rượu

Bởi khi uống rượu nó sẽ làm khô miệng của chúng ta và cũng có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ có trong miệng. Điều này có thể làm chậm quá trình lành vết thương, đồng thời gây đau và viêm. Vì vậy, tránh uống rượu bằng mọi giá sẽ là lựa chọn tốt nhất để chữa lành vết loét miệng của bạn nhanh hơn.

Đồ ăn quá nóng và quá lạnh

Đồ ăn quá nóng hay quá lạnh đều không phù hợp với vết loét miệng vì chúng rất nhạy cảm. Tốt nhất là ăn thức ăn ở nhiệt độ nhẹ để không gây loét. Tránh ăn kem, kulfis, súp quá nóng...

NDTV

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm